T5, 03 / 2021 5:04 chiều | minhanhqn

Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 có một số thay đổi về quy định về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có nhu cầu mở địa điểm kinh doanh cho công ty mình hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi:

Thành lập địa điểm kinh doanh tại Tây Sơn năm 2021
  1. Một số điều cần biết về địa điểm kinh doanh
  • Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Theo nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018, quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tuy nhiên, từ năm 2021, ngoài quy định về chữ viết nêu trên thì tại khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm yêu cầu, tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” (trước đây chỉ áp dụng với chi nhánh, văn phòng đại diện).

  1. Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh

2.1 Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh của Chi nhánh

  • Thông báo mở địa điểm kinh doanh

Thông báo cần có các thông tin sau:

– Tên địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Số điện thoại địa điểm kinh doanh

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh (lựa chọn một số ngành nghề tử công ty hoặc chi nhánh – đơn vị chủ quản)

– Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Số lượng lao động dự kiến tại địa điểm kinh doanh

– Hình thức hạch toán của địa điểm kinh doanh

– Địa chỉ nhận thông báo thuế của địa điểm kinh doanh

– Mã số doanh nghiệp/mã số thuế của đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh (chi nhánh hoặc công ty)

  • Văn bản uỷ quyền cho người khác tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục.

2.2. Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh của Công ty

– Thông báo mở địa điểm kinh doanh

– Văn bản uỷ quyền cho người khác tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

không phải người đại diện theo pháp luật của công ty

– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là có thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

  1. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh;

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, quyết định thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc

Bước 5: Doanh nghiệp đến nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Bài viết cùng chuyên mục