T3, 09 / 2021 4:51 chiều | minhanhqn

Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, cần quan tâm gì về vốn? Vốn điều lệ và vốn pháp định có phải là một không?

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
  1. Vốn điều lệ

Khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Theo đó, vốn điều lệ là Tổng tài sản do các thành viên góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp loại hình Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh; là Tổng giá trị cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp loại hình Công ty cổ phần. Hiểu đơn giản, vốn điều lệ chính là khoản tiền mà những người tham gia thành lập doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết góp vào thời điểm thành lập. Vốn điều lệ được đề cập trong văn bản đề nghị thành lập khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Về Đặc điểm:

  • Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
  • Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
  • Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính… Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…
  1. Vốn pháp định

Luật doanh nghiệp hiện hành không còn định nghĩa về “Vốn pháp định”. Tuy nhiên, trước đây trong Luật doanh nghiệp 2005 có từng đề cập: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”

Ta có thể hiểu Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu bắt buộc đối với một số ngành nghề đặc biệt (ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn). Hiện nay, mức vốn pháp định cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể. Do đó, Luật doanh nghiệp hiện hành không quy định trực tiếp về vốn pháp định.

Đặc điểm của vốn pháp định:

– Vốn pháp định được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.

– Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;

– Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Pháp luật quy định rõ mức vốn pháp định đối với từng ngành nghề cụ thể:

–  Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ;

–  Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ;

–  Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ

–  Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng

  1. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

3.1. Giống nhau

  • Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Dựa vào số vốn của doanh nghiệp xác định tính chịu trách nhiệm, mức thuế, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ).

3.2. Khác nhau

 

Vốn điều lệVốn pháp định
Cơ sở xác địnhKhi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

 

Mức vốnPháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty

 

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định

 

 

Bài viết cùng chuyên mục