T6, 08 / 2021 4:44 chiều | minhanhqn

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc trưng của doanh nghiệp, không trùng lặp, thể hiện sự khác biệt với doanh nghiệp khác. Con dấu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp, bởi theo tập quán giao dịch các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đóng dấu. Khắc dấu Blue thường gặp những câu hỏi về con dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào sẽ có giá trị pháp lý trong các văn bẳn pháp luật, con dấu tròn được sử dụng khi nào, con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào? Bởi vậy, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của quý khách qua bài viết sau:

Nên khắc dấu tròn hay dấu vuông?
  1. Dấu tròn là gì?

Con dấu tròn là con dấu hình tròn, trên đó thể hiện thông tin doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ công ty… Mỗi doanh nghiệp sẽ có con dấu hình tròn để thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý do doanh nghiệp phát hành.

  1. Dấu vuông là gì?

Dấu hình vuông là các loại như dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty. Dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

  1. Giá trị của con dấu tròn và dấu vuông

Trước đây, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp..

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 không đề cập đến quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật cũng như toàn quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).

Như vậy, đồng nghĩa rằng con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý như  nhau tùy theo doanh nghiệp quyết định.

Việc quản lý, sử dụng, lưu trữ con dấu  thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

– Mẫu con dấu: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu;

– Số lượng con dấu;

– Quy định về quản lý và sử dụng con dấu

  1. Một số lưu ý khi đóng con dấu tròn và con dấu vuông

Khi đóng dấu con dấu tròn, con dấu vuông doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:

  • Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và đúng mực dấu quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái
  • Đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
  • Khi đóng dấu giáp lai, dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trường hay của cơ quan quản lý ngành.

Bạn đang có nhu cầu khắc dấu công ty, dấu chức danh, dấu mã số thuế cũng như các loại dấu khác? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Khắc dấu BLue là sự lựa chọn tin cậy dành cho bạn, chúng tôi chuyên cung cấp con dấu các loại với chất lượng đảm bảo, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề có liên quan về con dấu, doanh nghiệp cho quý khách có nhu cầu.

Bài viết cùng chuyên mục