T7, 06 / 2021 10:06 sáng | minhanhqn

Con dấu là vật dụng quan trọng của công ty và các đơn vị phụ thuộc. Trong quá trình sử dụng, nếu chẳng may bị mất con dấu hoặc muốn đổi con dấu mới thì thủ tục làm lại con dấu như thế nào? Có mất phí hay không? Thời gian làm lại hết bao lâu? Khắc dấu Blue sẽ giúp quý khách giải quyết những khó khăn đó.

Con dấu được xem là một dấu hiệu pháp lí của mỗi công ty, doanh nghiệp hay cá nhân tham gia sản xuất. Con dấu thường được dùng trong các văn bản, tài liệu nội bộ cũng như công khai để khẳng định và đảm bảo độ tin cậy và chính xác của những văn bản đó.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:

– Con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;

– Con dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến con dấu doanh nghiệp được làm tại cơ sở khắc dấu.

Xử lý thế nào khi mất con dấu doanh nghiệp?

Dấu doanh nghiệp có thể được thay đổi trong một số trường hợp như sau:

– Thay đổi tên doanh nghiệp;

– Thay đổi loại hình doanh nghiệp

– Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp;

– Mất con dấu hoặc con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo không thể tiếp tục sử dụng.

– Trường hợp trên con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu

Trong những trường hợp này yêu cầu doanh nghiệp phải thay đổi con dấu doanh nghiệp để đồng bộ các thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thay đổi hình thức, nội dung con dấu theo nhu cầu bất cứ khi nào.

Lưu ý:  Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở không ảnh hưởng đến mẫu con dấu thì không phải thay đổi dấu.

Vậy khi có nhu cầu thay đổi con dấu, doanh nghiệp cần làm gì?

Trước đây, theo Luật doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quy định này đã chính thức được bãi bỏ tại Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, về dấu của doanh nghiệp, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ còn giữ lại các quy định gồm:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (quy định mới được bổ sung trong Luật 2020);

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (bổ sung thêm);

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành (bổ sung thêm);

Như vậy, dù có đăng ký mới hay thay đổi mẫu dấu, doanh nghiệp đều không cần phải làm thủ tục thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Kể từ 1/1/2021, doanh nghiệp có nhu cầu chỉ cần liên hệ với đơn vị khắc dấu để thiết kế và làm con dấu mới cho doanh nghiệp mình mà không cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi sử dụng con dấu, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Dịch vụ khắc dấu của Khắc dấu Blue:

Với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệp, Khắc dấu Blue xin cung cấp đến quý khách dịch vụ khắc các loại dấu:

  • Khắc dấu tròn, dấu vuông
  • Khắc dấu tên, dấu chức danh, dấu chữ ký
  • Khắc dấu mã số thuế.
  • Khắc dấu đã thu, khắc con dấu đã chi, khắc dấu hoàn công…

Chúng tôi sẽ khắc các loại dấu doanh nghiệp, con dấu cá nhân theo yêu cầu của quý khách và bàn giao trong thời gian ngắn nhất. Quý khách có nhu cầu khắc dấu xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và khắc dấu đảm bảo chất lượng.

Bài viết cùng chuyên mục