T2, 08 / 2021 4:40 chiều | minhanhqn

Ngày nay, các doanh nghiệp thường thành lập chi nhánh tại nhiều địa điểm khác nhau để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thắc mắc liệu chi nhánh của mình có bắt buộc phải khắc dấu để sử dụng con dấu riêng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Khắc dấu chi nhánh tại Tuy Phước
  1. Chi nhánh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Qua đó có thể thấy chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền. Mục đích của việc thành lập chi nhánh là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường mới, ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau trên cả nước.

Chi nhánh công ty cũng giống với văn phòng đại diện, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Nhưng khác với văn phòng đại diện, chi nhánh được tổ chức kinh doanh sinh lời, được hợp pháp thay mặt doanh nghiệp mẹ ký kết hợp đồng và đóng dấu riêng của chi nhánh.

Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh được phép làm mẫu dấu riêng. Nhưng giá trị của con dấu chi nhánh như thế nào phụ thuộc vào chế độ hạch toán mà đơn vị lựa chọn.

  1. Con dấu của chi nhánh

Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khi doanh nghiệp thành lập chi nhánh của công ty thì việc sử dụng con dấu do công ty có quyền  tự định đoạt việc chi nhánh đó có sử dụng con dấu hay không tùy. Chủ thể có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến con dấu là Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thàn viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. trừ khi điều lệ công ty có quy định khác.

Các chi nhánh công ty hiện nay đa phần đều sử dụng con dấu để thuận tiện trong các hoạt động vận hành của công ty, doanh nghiệp. Con dấu chi nhánh có thể bao gồm con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.

Hình thức, màu mực của con dấu chi nhánh do doanh nghiệp tự quyết định. Thông thường, các chi nhánh thường lựa chọn con dấu tròn, màu đỏ.

Về nội dung con dấu cũng do doanh nghiệp tự quyết định.  Pháp luật hiện hành không có quy định về các nội dung bắt buộc trên con dấu chi nhánh. Thông thường, nội dung con mẫu chi nhánh có thông tin về tên chi nhánh, mã số thuế, địa điểm chi nhánh. Lưu ý một số hình ành, ngôn ngữ không được sử dụng trong mẫu dấu: Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hình ản, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội…

  1. Quản lý và sử dụng con dấu chi nhánh
  • Theo quy định pháp luật hiện nay, chi nhánh không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng

Trước đây, theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Quy định mới phù hợp với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp. Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị làm dấu và thiết kế con dấu cho chi nhánh mình và có thể sử dụng mà không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Việc quản lý và lưu giữ con dấu cũng được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ công ty thì tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình.

Tuy nhiên, các bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

  1. Sử dụng con dấu chi nhánh tùy thuộc chế độ hạch toán

Con dấu của chi nhánh được quy định phụ thuộc vào chế độ hạch toán:

Khi thành lập, chi nhánh được lựa chọn chế độ hạch độc lập hoặc phụ thuộc. Chọn chế độ nào tùy theo mục đích và định hướng phát triển của công ty mẹ. Tuy nhiên giá trị của con dấu chi nhánh với 2 chế độ này là khác nhau.

  • Chọn chế độ hạch toán độc lập: Chi nhánh bắt buộc phải làm mẫu dấu riêng để tự vận hành kinh doanh độc lập.
  • Chọn chế độ hạch toán phụ thuộc: Đơn vị không bắt buộc làm con dấu riêng, có thể khắc hoặc không khắc dấu vì con dấu không có giá trị pháp lý. Khi muốn giao dịch ký kết hợp đồng, chi nhánh này sẽ sử dụng con dấu của công ty mẹ. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khi hoạt động với tư cách chi nhánh thì sử dụng dấu của chi nhánh trong các văn bản, giấy tờ nội bộ của chi nhánh.
  1. Dịch vụ khắc con dấu chi nhánh

Là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong ngành khắc dấu và tư vấn luật, Tư vấn Blue cung cấp dịch vụ làm mẫu dấu của chi nhánh theo yêu cầu và miễn phí thiết kế.

Ngoài ra, Tư vấn Blue xin cung cấp đến quý khách dịch vụ khắc dấu các loại: dấu tròn, dấu vuông,  dấu tên, dấu chức danh, dấu chữ ký, dấu mã số thuế… theo yêu cầu.

Hãy đến với dịch vụ của Tư vấn Blue, chúng tôi cung cấp đầy đủ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, chi nhánh và làm dấu công ty một cách nhanh chóng, đảm bảo chất lượng. Chắc chắn con dấu của chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng khi lựa chọn. Hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và nhận nhiều ưu đãi tốt nhất nhé!

Bài viết cùng chuyên mục