T3, 09 / 2021 4:43 chiều | minhanhqn

Một trong những thông tin quan trọng bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là tên doanh nghiệp. Tên của công ty không chỉ cần phải ấn tượng, dễ nhớ, phù hợp phong thủy, phù hợp ngành nghề kinh doanh, không trùng lặp để mang lại sự thuận lợi như ý mà còn phải đáp ứng quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp.

Hiện nay, tên doanh nghiệp đang được lấy theo cơ sở dữ liệu toàn quốc, tên của doanh nghiệp không được trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đặt trước đó tên phạm vi cả nước. Vì vậy, việc đặt tên công ty là bước quan trọng và mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để đặt tên hay và đúng quy định pháp luật? Bạn hãy đọc  bài viết sau đây để tìm hiểu thêm:

Cách đặt tên cho công ty tại Vĩnh Thạnh
  1. Quy định về tên doanh nghiệp

Điều 37 Luật Doanh nghiệp về tên doanh nghiệp:

1.Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp”.

Và Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Như vậy, tên công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp.

Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; Như vậy, tùy theo loại hinh doanh nghiệp mà bạn lựa chọn, tên công ty của bạn sẽ có cụm từ tương ứng với loại hình đó.

+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được. Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn tên riêng cho mình, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa miễn là đáp ứng quy định pháp luật.

  1. Cách đặt tên riêng cho doanh nghiệp

Quý khách có thể tự do lựa chọn tên riêng cho doanh nghiệp mình miễn là tên đó không vi phạm các điều cấm. Sau đây là một số gợi ý của Tư vấn Blue giúp quý khách có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định tên doanh nghiệp của mình:

2.1. Những điều cần lưu ý khi đặt tên

  • Cần đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ: Thông thường khi đặt tên công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên công ty đầy đủ các chức năng của doanh nghiệp. Ví dụ như:” Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu…”. Đặt tên như thế này rất dài, và khiến khách hàng khó có thể nhớ được tên công ty, đồng thời các giấy tờ hồ sơ, giao dịch đều phải viết tên rất dài. Vì vậy, quý khách nên ưu tiên lựa chọn tên đơn giản, dễ nhớ.
  • Đặt tên cô đọng xúc tích và chứa ít âm tiết. Tên riêng của công ty nên được đặt đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc tích và dễ nhớ từ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như Sony, Apple, Samsung….
  • Nên lấy tên gắn với yếu tố văn hóa, lịch sử, mang ý nghĩa sang trọng, đẹp đẽ, tích cực. như Trống Đồng, Âu Lạc,…
  • Tránh các từ có nội dung không lành mạnh, bậy bạ hay tiếng lóng mang ý nghĩa không đẹp.
  • Nếu lựa chọn tên tiếng Anh, hãy ưu tiên những từ “đọc sao viết vậy”. Lý do là nếu khách hàng của bạn không quá rành tiếng Anh, họ sẽ dựa theo âm mình nghe được để tìm kiếm trên internet. Một cái tên “đọc sao viết vậy” sẽ tăng khả năng tìm kiếm chính xác.

2.2. Một số ý tưởng đặt tên công ty

  • Đặt theo họ tên người: Quý khách có thể lấy tên mình hoặc tên người thân để đặt cho công ty.

Ví dụ

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được đặt theo tên của con trai bầu Đức;

Adidas là công ty đặt theo tên nhà sáng lập Adolf (Adi) Dassler;

  • Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số

Để tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, quý khách có thể lấy các chữ cái ghép lại với nhau như: ABC, HBO,…  Bạn cũng có thể gắn tên công ty với các con số yêu thích của mình. Ở Việt Nam, các công ty thường đặt tên với các con số thể hiện sự may mắn như 6,8,9.

Ví dụ :

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HPN;

Công ty TNHH Hạnh Phúc 68;

  • Đặt tên theo địa danh

Quý khách có thể đặt tên công ty theo địa danh nơi mà công ty đặt trụ sở chính hoặc địa danh có ý nghĩa quan trọng với mình như Công ty TNHH Dịch Vụ Sông Lam, Công ty cổ phần Tư Vấn Thiết Kế Vĩnh Thạnh,…

  • Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh

Để đối tác, khách hàng dễ nhận biết và lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn đưa ngành nghề kinh doanh vào tên công ty. Đây là cách nhanh chóng nhất, đơn giản nhất để giới thiệu công ty của quý khách đến khách hàng. Tuy nhiên, quý khách chỉ nên chọn đưa vào ngành nghề chính của công ty để tránh làm tên quá dài, phức tạp, khó nhớ.

Ví dụ:

Công ty TNHH xây dựng Thái Sơn;

Công ty cổ phần phân bón GreenFarm;

Công ty TNHH đồ gỗ nội thất Gia Khang

  • Cách đặt tên công ty theo tuổi- theo phong thủy

Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người, mỗi số mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau. Tùy theo tuổi và mệnh của chủ công ty mà việc đặt tên công ty cũng được lựa chọn xem xét kỹ lưỡng. Tên công ty hợp mệnh, phù hợp với tuổi, hòa hợp âm dương phong thủy khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang tới sự may mắn, kinh doanh được thuận lợi hơn.

  • Đặt tên hướng tới thị hiếu của các khách hàng

Việc lựa chọn đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng để định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trước khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cũng cần phải hình dung đến những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình (tầng lớp, địa vị, tuổi tác..).

Ví dụ, người trẻ sẽ dễ bị hút vào cửa hàng mang tên độc, lạ, theo trend như “Người lữ hành”,”Gì cũng được” hay tên tiếng nước ngoài , nhưng với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như “Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên.

Có rất nhiều cách để đặt tên công ty mà quý khách có thể lựa chọn miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Khi đến với dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Tư vấn Blue, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách những cách đặt tên phù hợp với quy định, đồng thời tra cứu để đảm bảo tên của quý khách không bị trùng hay gây nhầm lẫn với công ty khác, giúp cho thủ tục thành lập công ty được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.

Quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Bài viết cùng chuyên mục