T4, 10 / 2021 4:57 chiều | minhanhqn

Các thành viên trong gia đình bạn muốn cùng nhau kinh doanh nhưng không biết nên lựa chọn phương thức nào? Gia đình bạn kinh doanh nhỏ lẻ chưa muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì nên lựa chọn mô hình kinh doanh nào? Hãy giải đáp thắc mắc của bạn với bài viết sau của chúng tôi:

Hộ gia đình có được đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
  1. Hộ gia đình có được thành lập hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, chủ hộ kinh doanh không chỉ là cá nhân mà có thể là các thành viên hộ gia đình. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

  1. Khi nào phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình?

Để hoạt động kinh doanh, chúng ta có nhiều sự lựa chọn như buôn bán nhỏ lẻ không đăng ký, thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh gia đình, làm hợp tác xã hay thành lập công ty… Vậy trường hợp nào thì nên thành lập công ty hay kinh doanh hộ gia đình  để phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân; ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh?

Thông thường những cá nhân, hộ gia đình sau nên thành lập kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp:

  • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
  • Cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
  • Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra…

Trường hợp không cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh:

  • Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký.
  1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Hồ sơ cần chuẩn bị khi mở kinh doanh hộ gia đình gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Đối với ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định thì hồ sơ phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
  • Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

Trong đó, nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Thông tin của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh: Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký.

Quý khách có thắc mắc về hộ kinh doanh cũng như thủ tục để đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục