Trong những năm gần đây việc thành lập công ty xuất nhập khẩu đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. Để thành lập doanh nghiệp năm 2021, doanh nghiệp cần lưu ý các quy định pháp luật về quy trình, thủ tục sẽ được trình bày trong bài viết sau của chúng tôi:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty
Để mở một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì bước đầu tiên cần chuẩn bị đó là thông tin công ty. Doanh nghiệp cần:
- Đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu: Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tền riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Cấu trúc tên đầy đủ
- Chọn loại hình cho công ty phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty xuất nhập khẩu.
- Vốn điều lệ: Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ của công ty xuất nhập khẩu nên công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định
- Ngành nghề kinh doanh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Theo quy định của Luật Thương mại, xuất nhập khẩu được hiểu là quyền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, công ty kinh doanh sản xuất hàng hóa gì thì được quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu những mặt hàng đó.
Do đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký những ngành nghề mình dự định kinh doanh và có nhu cầu xuất nhập khẩu sau này. Các công ty xuất nhập khẩu thường đăng ký 1 số ngành liên quan đến sản xuất may mặc; giầy da; sản xuất giầy dép; nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động như:
– Mã ngành: 4782 – Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ
– Mã 4771 – Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
– Mã 1430 – Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
– Mã 1512 – Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
– Mã 1520 – Sản xuất giày dép
– Mã 4641- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
– Mã 8299 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải đúng pháp luật
- Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu
Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm:
– Giấy đề nghị thành lập công ty;
– Điều lệ Công ty;
– Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty
– Văn bản ủy quyền cho Tư vấn Blue đại diện thực hiện thủ tục thành lập công ty
Bước 3: nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:
- Công bố về việc đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia
- Khắc dấu tròn doanh nghiệp hợp lệ
- Tiến hành treo biển hiệu của công ty.
- Làm tài khoản ngân hàng giao dịch và thông báo số tài khoản lên Sở KH & ĐT.
- Kê khai và đóng các loại thuế đầy đủ.
Bước 4: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định.
Đối với hàng hóa có kèm theo điều kiện khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật trước khi thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu.
Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp cần hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.