T3, 01 / 2021 5:25 chiều | minhanhqn

Hiện nay, nhu cầu được tư vấn, thiết kế những ngôi nhà đẹp, độc đáo của khách hàng ngày càng tăng, các công ty kiến trúc được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu này. Để một công ty kiến trúc được thành lập và đi vào hoạt động cần thực hiện những thủ tục gì? Quý khách hãy tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue để nắm bắt được những thủ tục cần thiết.

Thành lập công ty tư vấn thiết kế kiến trúc tại Vĩnh Thạnh
  1. Công việc của các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc

Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc thường thực hiện các việc sau:

– Tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp;

– Tư vấn kiến trúc nội, ngoại thất công trình dân dụng, công nghiệp;

Tư vấn thiết kế kết cấu công trình dân dụng, thủy lợi, công nghiệp, thủy điện;

– Tư vấn giám sát công trình;

– Khảo sát địa chất công trình;

– Khảo sát địa hình, đo đạc bản đồ;

– Và các ngành nghề tư vấn – thiết kế khác.

  1. Điều kiện thành lập công ty tư vấn thiết kế kiến trúc

Để có thể thành lập công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, cá nhân/tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình
  • Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
  • Thành lập Công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
  1. Hồ sơ cần thiết khi thành lập công ty kiến trúc

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với chủ sở hữu công ty/ thành viên/ cổ đông là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy tờ tương đương khác của thành viên/ cổ đông là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (nếu có).
  1. Các bước thành lập công ty tư vấn thiết kế kiến trúc được thực hiện cụ thể như sau:
  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp
  • Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty tư vấn thiết kế kiến trúc đặt trụ sở chính hoặc qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 3: Sở kế hoạch và đầu tư xem xét hồ sơ và nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
  • Bước 4:Hoàn thành các thủ tục sau thành lập như khắc con dấu doanh nghiệp, mở tài khoản công ty, mua chữ ký số để tiến hành nộp tờ khai và lệ phí môn bài
  • Bước 5: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp nêu trên, doanh nghiệp tiến hành xin cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng từ Bộ Xây dựng để tiến hành hợp pháp hóa việc cung cấp dịch vụ:

Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực

Căn cứ khoản 28 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực thông qua các hạng sau:

a)Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

b) Hạng II:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

c) Hạng III:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”.

Chứng chỉ hành nghề tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD, trên cơ sở hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề của cá nhân, Hội đồng xét cấp Chứng chỉ hành nghề sẽ xem xét, đánh giá năng lực thực tế đồi với từng lĩnh vực dưới đây để Chủ tịch Hội đồng quyết định, cụ thể:

a) Thiết kế kiến trúc công trình:

Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.

b) Thiết kế kết cấu công trình:

Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia; chủ nhiệm; chủ trì hoặc thẩm tra thiết kế của đồ án thiết kế xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình loại đó.

c) Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện – cơ điện công trình, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.

Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của cá nhân qua các hạng như sau:

Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,

Phạm vi hoạt động:

Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;

Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trìnhcấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;

Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp chứng chỉ hoạt động của công ty và cá nhân đáp ứng được điều kiện về năng lực khi hoạt động trong lĩnh vực đó thì công ty được tiến hành hoạt động dịch vụ thiết kế xây dựng công trình.

Bài viết cùng chuyên mục