T2, 12 / 2020 5:14 chiều | minhanhqn

Các lĩnh vực kinh doanh đang ngày càng được mở rộng với các ngành nghề mới, năng động thường được nhà kinh doanh trẻ lựa chọn trong đó có dịch vụ Logistic. Để thành lập một công ty kinh doanh dịch vụ logistics thì cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng một số điều kiện cũng như thủ tục pháp luật quy định. Quý khách hãy đọc bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về thành lập công ty Logistics.

Thành lập công ty Logistics tại Vĩnh Thạnh
  1. Logistic là gì?

Theo Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

  1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics: “Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.”

Khi thành lập công ty logistics, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện cơ bản như sau:

  • Công ty cần trang bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo về kỹ thuật, có giấy đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics hợp lệ.
  • Trường hợp đăng ký kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến việc vận tải hàng hóa thì doanh nghiệp Logistics phải là công ty có giấy phép hoạt động hợp lệ, đúng pháp luật theo như quy định của Việt Nam
  • Đảm bảo về đội ngũ kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên theo quy định.
  • Nếu là chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc thành lập công ty Logistics tại Việt Nam thì đạt yêu cầu về: Góp vốn theo đúng quy định và máy móc, thiết bị phục vụ công việc cần đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đội ngũ nhân viên.

Như đã nói ở trên, Logistics là một ngành dịch vụ bao gồm nhiều công việc trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dung với nhiều loại dịch vụ như: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ kho bãi, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ vận tải, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan,… Trong đó, có một số dịch vụ mà pháp luật có quy định những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng nếu công ty muốn hoạt động. Do đó, bên cạnh những điều kiện cơ bản, doanh nghiệp cần đáp ứng nhưng điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định. Ví dụ như công ty kinh doanh dịch vụ logistics có sử dụng phương tiện điện tử kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử của pháp luật trong Luật Thương mại 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử.

Điều kiện đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistic?

Để nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistic, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện kinh doanh như sau:

– Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu.

– Điều kiện về góp vốn:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

  1. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

– Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với thành viên là tổ chức;

  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong vòng 3 – 5 ngày kể từ ngày ký hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hồ sơ hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận được thông báo hợp lệ, doanh nghiệp mang hồ sơ bản gốc đến Sở kế hoạch đầu tư và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Các thủ tục sau thành lập

Sau khi nhận được giấy phép, doanh nghiệp cần tiến hành

– Khắc dấu và thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp

– Treo biển hiệu công ty

– Mua chữ ký số và tiến hành thủ tục kê khai thuế theo quy định

Bước 5: Xin cấp giấy phép kinh doanh một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với những công ty kinh doanh dịch vụ logistics có các  ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiệ, trước khi đi vào hoạt động doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin giấy phép. Tùy thuộc vào mã ngành nghề mà các loại giấy phép cũng khác nhau như:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các mã ngành có yêu cầu về cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, phương tiện vận tải,…
  • Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên (nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với dịch vụ làm đại lý thủ tục hải quan, giám định viên đối với dịch vụ kiểm định hàng hóa, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đối với các mã ngành giao thông vận tải,…)
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nếu có hoạt động dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế…

Trên đây là một số thông tin về thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hy vọng có thể giúp quý khách nắm bắt được những yêu cầu cơ bản để thực hiện kinh doanh.

Bài viết cùng chuyên mục