T5, 09 / 2020 5:16 chiều | minhanhqn

Để thành lập một doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm cũng như quy định pháp luật về loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập. Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giúp quý khách cập nhật các thông tin, quy định cần biết về công ty hợp danh.

Thành lập công ty hợp danh tại Tuy Phước
  1. Công ty hợp danh là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 172 Luật doanh nghiệp, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

“a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”

 

  1. Đặc điểm của công ty hợp danh

2.1. Thành viên

Công ty hợp danh có  hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trong đó:

  • Thành viên hợp danh: là thành viên bắt buộc của công ty. Công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

– Thành viên hợp danh của công ty không được là Chủ doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty.

  • Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên góp vốn: Không phải là thành viên bắt buộc, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn.

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Thành viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên nhưng những lá phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.

2.2. Cơ cấu tổ chức:

– Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

– Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

– Việc biểu quyết trong Hội đồng thành viên được tiến hành theo nguyên tắc đa số phiếu. Tuy nhiên khi quyết định các vấn đề sau đay thì phải được tất cả các thành viên hợp danh chấp thuận: Cử giám đốc công ty; Tiếp nhận thành viên mới; Khai trừ thành viên hợp danh; Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty; Hợp đồng giữa công ty với thành viên hợp danh hoặc với vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của thành viên đó.

2.3. Tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.4. Huy động vốn

Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách tăng vốn góp của thành viên, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; vay vốn;… nhưng không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

2.5. Chuyển nhượng phần vốn góp

Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu không được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

Khi không muốn tiếp tục tham gia công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền rút khỏi công ty và phần vốn góp sẽ được công ty hoàn trả theo giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định trong Điều lệ công ty. Việc rút khỏi công ty phải được đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Khi thành viên rút khỏi công ty thì tư cách thành viên đương nhiên bị chấm dứt. Tuy nhiên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác song nhưng việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn bị hạn chế bởi quy định trong Điều lệ công ty.

2.6. Người đại diện theo pháp luật

Các hành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty hợp danh và tổ chức hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

  1. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh tại Tuy Phước
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

–  Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

–  Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

–  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện nếu có.

Quý khách có thắc mắc về thủ tục thành lập công ty hợp danh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp với giá ưu đãi!

Bài viết cùng chuyên mục