T5, 10 / 2020 5:36 chiều | minhanhqn

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng cường giao dịch với đối tác, khách hàng có thể lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu thành lập một đơn vị phụ thuộc để thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lời, thực hiện các nghiệp vụ như doanh nghiệp thì chi nhánh là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp. Quý khách có nhu cầu hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm về thủ tục thành lập chi nhánh công ty.

Thành lập chi nhánh công ty ở Tuy Phước
  1. Một số điều cần biết khi thành lập chi nhánh
  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Người đứng tên thành lập chi nhánh có thể là Giám đốc công ty hoặc các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu chi nhánh, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.
  • Chức năng kinh doanh của chi nhánh: Chi nhanh được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ.
  • Về hạch toán thuế: Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc theo công ty mẹ hoặc hạch toán độc lập.
  • Về mức thuế môn bài của chi nhánh: Mức đóng thuế môn bài cho chi nhánh là 1,000,000 đ/năm
  • Chi nhánh có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không được phát hành và xuất hóa đơn đỏ

Chi nhánh hạch toán độc lập thì đươc phép đăng ký in hóa đơn và phát hành xuất hóa đơn đỏ.

  • Về tư cách pháp nhân: Chi nhánh không có tư cách pháp nhân

Theo Điều 84 Bộ luật dân sự 2015: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân và chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

  1. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty bao gồm:
  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Văn bản ủy quyền cho người khác làm thủ tục thành lập chi nhánh (nếu có)
  1. Trình tự thủ tục

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định. Doanh nghiệp có thể nộp bản giấy trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh  hoặc nộp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo hợp lệ hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sau khi có thông báo hợp lệ sẽ đến nộp hồ sơ bản giấy và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh cho doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh

Trên đây là các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp. Quý khách có bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục