T3, 07 / 2021 4:46 chiều | minhanhqn

Trong kinh doanh chúng ta thường thấy người ta nhắc đến thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên trên thực tế thì có rất ít người hiểu về khái niệm này. Vậy thặng dư vốn cổ phần là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn Blue để giải đáp được thắc mắc của quý khách.

Thặng dư vốn cổ phần
  1. Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần là một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so với giá phát hành, thặng dư vốn cổ phần còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau chuyển vào vốn đầu tư chính chủ sở hữu của tương lai.

Công thức tính thặng dư vốn cổ phần:

Thặng dư vốn cổ phần = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành.

Ví dụ: Một công ty cổ phần phát hành 150.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 100.000 đồng, dự kiến huy động 15 tỷ. Do nhu cầu từ thị trường, công ty bán mỗi cổ phiếu giá 150.000 đồng thu được 22,5 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn của công ty ABC là 17,5 tỷ.

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.

  1. Điều kiện kết chuyển thặng dư vốn công ty cổ phần

Điều kiện kết chuyển thặng dư vốn công ty cổ phần để bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty:

“a) Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn tặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ dung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.

b) Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 03 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 01 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

c) Những nguồn thặng dư nêu tại tiết a, b điểm 2 được chia cho các cổ dông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông.”

Số lượng cổ phần dự kiến phát hành thêm trong trường hợp quy định tại tiết c và tiết đ điểm 1 mục A phần II của Thông tư này được xác định theo công thức sau:

Số lượng cổ phần dự kiến phát hành = nguồn vốn dự kiến dùng để tăng vốn điều lệ (mệnh giá 1 cổ phần).

Các khoản chênh lệch tăng do thực hiện việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn, không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.

Trong đó, khoản thặng dư không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

– Khi giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn so với giá đã mua vào, giá được bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này phần chênh lệch bị giảm sẽ không phải hạch toán trong chi phí, phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.

Nếu nguồn vốn thặng dư mà không đủ thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ trong công ty để bù đắp.

– Vốn điều lệ tại công ty cổ phần trong các trường hợp sau được điều chỉnh tăng, cụ thể là:

+ Kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn với mục đích tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư vốn này cần đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Trong đó, công ty có thể sử dụng toàn bộ phần chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.

+ Nếu chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu mà chưa bán, từ đó bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.

Nếu tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng với nguồn thặng dư vốn, thì ngay lúc này công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Bài viết cùng chuyên mục