T6, 05 / 2021 5:05 chiều | minhanhqn

Thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh là hai mô hình được ưu tiên lựa chọn hiện nay. Cả hai mô hình này đều có những ưu điểm  và nhược điểm riêng phù hợp với điều kiện của các chủ thể khác nhau. Vậy những chủ thể nào nên thành lập doanh nghiệp và chủ thể nào nên đăng ký hộ kinh doanh?

So sánh ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp
Tiêu chíHộ kinh doanhDoanh nghiệp (Công ty TNHH, công ty cổ phần)
Ưu điểm•           Kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai phù hợp cho những cá nhân mới khởi nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ

•           Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

•           Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm, có thể nộp hồ sơ trực tiếp.

•           Có tư cách pháp nhân. Tài sản của Công ty tách biệt với tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ).

•           Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể. Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch.

•           Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)

•           Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)

•           Không giới hạn số người đại diện theo pháp luật

•           Một cá nhân có thể thành lập một hoặc nhiều công ty

•           Công ty có thể đăng ký số lượng ngành nghề không giới hạn và lúc đăng ký không phải cung cấp ngay chứng chỉ hành nghề.

Nhược điểm•           Không có tư cách pháp nhân. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh, cá nhân hoặc hộ gia đình phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.

•           Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.

•           Quy mô nhỏ, chỉ có dưới mười lao động. Nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sử dụng trên 10 lao động, thì phải chuyển đổi hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh sang thành lập công ty để được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp.

 

•           Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.

•           Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.

•           Một cá nhân chỉ có thể đăng ký một hộ kinh doanh. Nếu muốn đăng ký hộ kinh doanh thứ hai thì chủ hộ phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh thứ nhất đã đăng ký.

• Chủ hộ kinh doanh chỉ có thể là một cá nhân hoặc một hộ gia đình.

 

•           Hộ kinh doanh không được đăng ký một số ngành nghề mà chỉ có doanh nghiệp được đăng ký. Một số ngành nghề như spa, chăm sóc da cần có chứng chỉ hành nghề lúc đăng ký thành lập.

•           Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận). Ngoài thuế cơ bản như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, thu hộ thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp còn phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt…

•           Phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.

•           Chi phí thành lập doanh nghiệp và vận hành tốn kém.

•           Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.

Trên đây là những phân tích cụ thể về ưu điểm, nhược điểm khi đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể. Cóthể thấy rằng ưu điểm của Hộ kinh doanh  là nhược điểm của Doanh nghiệp và ngược lại. Bởi vậy, tùy theo điều kiện và nhu cầu của từng cá thể, nhóm cá thể có thể lựa chọn thành lập loại hình kinh doanh phù hợp cho mình.

Bài viết cùng chuyên mục