T3, 04 / 2021 5:02 chiều | minhanhqn

Hiện nay, nhiều người chưa phân biệt rõ doanh nghiệp và công ty và còn cho rằng doanh nghiệp và công ty là như nhau. Để không bị nhầm và sử dụng đúng hai khai niệm này, cần phải hiểu rõ bản chất của công ty và doanh nghiệp.

Phân biệt doanh nghiệp và công ty
  1. Doanh nghiệp

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp thường được phân loại theo tính chất, đặc điểm:

– Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân;

– Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài.

Theo như định nghĩa về doanh nghiệp và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 05 hình thức doanh nghiệp, bao gồm:

  • Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: bao gồm 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác.
  • Công ty Cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định pháp luật. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
  • Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), và buộc phải là cá nhân. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh không được quyền phát hành cổ phần. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân:. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  1. Công ty

Công ty chỉ là một tập hợp con của doanh nghiệp, với các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
  • Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Có các loại hình công ty sau:

– Công ty TNHH 1 thành viên;

– Công ty TNHH 2 thành viên;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh.

Như vậy công ty có đầy đủ các yếu tố của doanh nghiệp nhưng chỉ là một trong số các loại hình doanh nghiệp, ngoài công ty còn có:

– Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, doanh nghiệp là khái niệm rộng hơn công ty. Quý khách cần hiểu rõ về hai khái niệm này để có thể sử dụng chính xác trong các hoạt động pháp lý.

Bài viết cùng chuyên mục