T2, 08 / 2021 4:44 chiều | minhanhqn

Công ty con hay chi nhánh là những lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng hoạt động, phạm vi kinh doanh. Tùy theo điều kiện, mục đích của từng công ty sẽ lựa chọn thành lập đơn vị phù hợp với công ty mình. Quý khách đang băn khoăn không biết nên chọn công ty con hay chi nhánh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Nên mở công ty con hay chi nhánh tại An Nhơn?
  1. Tìm hiểu về công ty con, chi nhánh công ty

Công ty con là gì?

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.

Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Phân biệt công ty con và chi nhánh

– Về hình thức công nhận: chi nhánh được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, còn công ty con là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Về tư cách pháp nhân: chi nhánh không có tư cách pháp nhân do không có tài sản độc lập còn công ty con có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Về vốn điều lệ: chi nhánh không ghi nhận vốn điều lệ, còn công ty con có ghi nhận vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Về trách nhiệm của chủ sở hữu: chủ sở hữu công ty thành lập ra chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ phát sinh của chi nhánh. Còn đối với công ty con, chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

– Về tài khoản sử dụng khi công ty chuyển vốn: vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc, còn vốn góp cho công ty con là một khoản đầu tư tài chính.

– Về mã số thuế: chi nhánh được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, còn công ty con được cấp mã số thuế độc lập.

– Về nghĩa vụ nộp thuế: Chi nhánh có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN trong khi công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.

  1. Nên lựa chọn thành lập chi nhánh hay công ty con?

Cả chi nhánh và công ty con đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên, … Ngoài ra, dù được thành lập theo hình thức nào thì chi nhánh hay công ty con cũng đều phải chịu các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại thuế theo hoạt động của từng đơn vị. Tùy vào mục đích mà quý khách có thể lựa chọn một trong hai hình thức.

Để có thể lựa chọn thành lập đơn vị phù hợp, quý khách nên nắm rõ ưu, nhược điểm của công ty con và chi nhánh:

3.1.Ưu nhược điểm của công ty con

Ưu điểm:

  • Công ty con có thể đăng ký ngành nghề giống công ty mẹ hoặc khác công ty mẹ, điều này giúp cho quý khách có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đầu tư kiếm lời trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ.
  • Việc mở công ty con sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hoạt động đa ngành nghề, thuận lợi trong việc quản lý thu chi lợi nhuận, phát triển ở lĩnh vực chuyên biệt, tăng khả năng cạnh tranh, có tư cách pháp nhân, được cấp giấy chứng đăng ký doanh nghiệp,…
  • Một công ty mẹ có thể lập ra nhiều công ty con, và nếu các công ty con đó cùng chuyên về một lĩnh vực sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty tổng.
  • Một công ty con được thành lập sẽ là một cá thể hoạt động độc lập theo từng lĩnh vực riêng, Công ty mẹ sẽ là nguồn đầu tư tài chính, thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công ty còn hoạt động, thu được hiệu quả cao với những lĩnh vực chuyên môn. Điều này tạo nên tính linh hoạt, không gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công ty con và công ty mẹ, cho phép từng công ty phát triển với mục tiêu và sứ mệnh riêng, giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào từng thị trường nhỏ lẻ trong đa dạng các ngành hàng.

Nhược điểm của công ty con

  • Về trách nhiệm của chủ sở hữu thì chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
  • Về nghĩa vụ nộp thuế thì công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.

3.2. Ưu nhược điểm của chi nhánh

Ưu điểm của chi nhánh:

  • Việc thành lập chi nhánh công ty phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh. Chi nhánh công ty có thể vừa là địa điểm kinh doanh vừa là văn phòng đại diện có thể thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Nếu công ty bạn muốn mở rộng kinh doanh sang những tỉnh thành phố khác thì thành lập chi nhánh là phù hợp nhất. Việc sở hữu chuỗi chi nhánh sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng mới, tăng doanh thu và độ nhận diện thương hiệu, góp phần cũng cố vị thế và danh tiếng của công ty mẹ..
  • Giúp các doanh nghiệp có thể phân tán rủi ro về hàng bán, doanh thu, tài chính, uy tín,… Khi một trong số các chi nhánh gặp vấn đề, có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chi nhánh khác.

Nhược điểm của chi nhánh

  • Tài chính của chi nhánh phải phụ thuộc vào doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh tài chính từ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
  • Về quyền đại diện: Chi nhánh chỉ được đại diện khi có sự ủy quyền từ tổng công ty và phải tuân thủ đúng các điều kiện cũng như quy trình pháp lý của nhà nước. Người đại diện hợp pháp cho công ty có quyền điều phối, giải quyết toàn bộ vấn đề phát sinh ở chi nhánh và các vấn đề cần đại diện
  • Về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.

Như vậy, để mở rộng phạm vi kinh doanh, công ty có thể lựa chọn thành lập công ty con hoặc chi nhánh. Việc thành lập công ty con sẽ phù hợp với việc công ty mẹ muốn đầu tư kinh doanh trong một lĩnh vực mới để tăng lợi nhuận mà không để ảnh hưởng tới công ty mẹ. Trong khi đó, việc thành lập chi nhánh sẽ phù hợp với việc công ty muốn mở rộng thị trường hoạt động của công ty tại một địa phương mới, trong khi vẫn có thể sự kiểm soát chi nhánh đó và thực hiện các chức năng giống với công ty thành lập. Tùy thuộc vào mục đích, tầm nhìn và phương hướng của công ty để quý khách có quyết định phù hợp.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục