T5, 05 / 2021 5:05 chiều | minhanhqn

Nhiều doanh nghiệp có xu hướng thành lập các văn phòng đại diện trong và ngoài nước nhằm mục đích mở rộng tối đa thị trường kinh doanh và nâng cao doanh số bán hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp không biết được văn phòng đại diện có mã số thuế không? Bài viết sau đây sẽ giúp quý khách giải đáp thắc mắc này.

Mã số thuế của văn phòng đại diện
  1. Văn phòng đại diện là gì?

Theo khoản 2 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

  1. Đặc điểm, chức năng của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có chức năng là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động như quảng bá, marketing, tiếp thị cho doanh nghiệp mà không có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do không thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, văn phòng đại diện không phát hành và sử dụng hóa đơn. Có thể thấy văn phòng đại diện là đơn vị hoạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó văn phòng đại diên không có tư cách pháp nhân.

  1. Mã số thuế là gì?

Theo Điều 4 thông tư 96/2016 quy định:

“1. Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

2. Mã số thuế được cấu trúc như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Trong đó:

Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).

Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.”

  1. Văn phòng đại diện có mã số thuế không?

Theo quy định của pháp luật tại thông tư 96/2016 – BTC thì văn phòng đại diện phải có mã số thuế. Mã số thuế của văn phòng đại diện dùng để nộp 2 loại thuế đó là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.

4.1. Thuế môn bài

Người nộp lệ phí môn bài bao gồm:

“ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”

Như vậy, theo quy định trên văn phòng đại diện phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài.

Thời hạn khai và nộp thuế môn bài với cơ sở mới lần đầu chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ sở mới thành lập chưa đi vào hoạt động thì nộp lệ phí môn bài trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4.2. Thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành: Đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cùng với đó, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Và đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động. Do đó, văn phòng đại diện là tổ chức trực tiếp chi trả thu nhập nên có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân.

Vì vậy, văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện.

Trong quá trình quyết toán thuế, văn phòng đại diện có thể xem xét và liệt kê các khoản thu nhập cá nhân thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế để làm hồ sơ xin miễn, giảm thuế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế thì:

“Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có:

  1. Tờ khai thuế;
  2. Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.”

Quý khách có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn chi tiết!

Bài viết cùng chuyên mục