T3, 06 / 2021 5:20 chiều | minhanhqn

Thành lập doanh nghiệp để thực hiện múc đích kinh doanh đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, sau khi  nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục khác để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động theo quy định pháp luật, tránh các xử phạt không mong muốn. Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, Tư vấn Blue xin cung cấp thông tin về những việc cần làm sau thành lập đến quý khách hàng:

Doanh nghiệp mới thành lập tại Vĩnh Thạnh cần làm gì?
  1. Treo bảng hiệu

Ngay khi bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm bảng hiệu và treo tại địa chỉ trụ sở chính của công ty. Pháp luật khôngquy định về kích cỡ bảng hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy vào điều kiện công ty. Trên bảng hiệu phải có nội dung về tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ doanh nghiệp. Ngoài ra quý khách có thể thêm các thông tin khác như số điện thoại, email, logo, tên đơn vị chủ quản nếu có,…

  1. Chữ ký số và kê khai thuế ban đầu

Chữ ký số là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng điện tử, là thiết bị có hình dáng như USB,  dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Các thủ tục khai thuế, nộp thuế điện tử, nộp bảo hiểm… đều được thực hiện thông quag chữ ký số. Đây là thiết bị bắt buộc phải có nên mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập phải mua một chữ ký số cho doanh nghiệp mình. Quý khách có thể lựa chọn mua chữ ký số của các đơn vị như VIETTEL, FPT, NEWCA, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM,…

  1. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty

Tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là chuyện mà doanh nghiệp phải làm. Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa).

Hiện nay, doanh nghiệp không cần thông báo số tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch và đầu tư mà chỉ cần liên kết số tài khoản ngân hàng lên thuế để thực hiện nộp thuế qua mạng điện tử.

  1. Khai và nộp thuế môn bài
  • Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập mà phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì căn cứ vào ngày thành lập trên giấy phép kinh doanh, thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập.
  • Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập mà chưa phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì căn cứ vào ngày thành lập trên giấy phép kinh doanh, thời hạn khai và nộp thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày thành lập.

Căn cứ vào số vốn điều lệ thành lập công ty mà mức thuế cần đóng cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài cần đóng là 2.000.000 VNĐ/năm.
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ, cần đón mức lệ phí 3.000.000 VNĐ/năm.
  • Riêng với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế, cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.

Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên. Vì vậy, quý khách mới thành lập chỉ cần thực hiện việc kê khai lệ phí môn bài và chỉ cần  nộp thuế môn bài từ năm thứ hai trở đi.

  1. Mua hóa đơn

Hiện nay đối với doanh nghiệp mới thành lập thì việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc. Quý khách có thể sử dụng hóa đơn của các nhà cung cấp hóa đơn điện tử lớn như Viettel, VNPT, Vina, BKAV…

  1. Tham gia bảo hiểm cho người lao động

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).
  1. Thực hiên các thủ tục về thuế:
  • Các loại thuế như: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Quý khách có thể sử dụng dịch vụ kế toán của tư vấn Blue để được hỗ trợ các vấn đề về thuế cũng như luật doanh nghiệp tốt nhất.

Trên đây là một số việc doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện. Ngoài ra, tùy vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà có thể phải thực hiện các thủ tục khác như xin cấp phép giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,… Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và  hỗ trợ thực hiện các thủ tục sau thành lập phù hợp với quý doanh nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục