T2, 05 / 2021 5:15 chiều | minhanhqn

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là lĩnh vực được Nhà nước quan tâm hỗ trợ phát triển. Do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh nên việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có những điều kiện riêng. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp khoa học, quý khách hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi:

  1. Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó. Sản phẩm của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?
  1. Đối tượng được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

– Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ.

– Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

  1. Điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận:

Có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.

Hoặc có năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết (quy định tại mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) để triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu: Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên: có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Việc xác định tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN của doanh nghiệp hàng năm để thực hiện việc quản lý, rà soát, bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

  1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm:

– Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

– Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật.

+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng.

+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách Nhà nước.

+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.

Bài viết cùng chuyên mục