Với xu thế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu là lĩnh vực được nhà nước chú trọng tạo điều kiện phát triển, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trên khắp các thị trường trong và ngoài nước. Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì và thủ tục thế nào? Điều đó sẽ được giải đáp qua bài viết sau:
- Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Công ty xuất nhập khẩu được thành lập với tư cách pháp nhân để thực hiện chức năng mua, bán hàng hóa đó.
Ở nước ta, xuất khẩu buôn bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ tới những thị trường ở các quốc gia khác chủ yếu bao gồm các mặt hàng như thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện), các loại nông sản như gạo, trái cây,… Nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động nhập hàng hóa từ những nước khác về gồm nhiều mặt hàng khác nhau như thiết bị, máy móc, linh kiện, đồ điện tử, xăng dầu, oto, thực phẩm,…
Điều kiện để thành lập công ty xuất nhập khẩu cũng giống như thành lập doanh nghiệp bình thường khác. Chỉ có một số sản phẩm có điều kiện thì công ty cần làm thủ tục xin giấy phép con đủ điều kiện, nếu không thì hoạt động như bình thường.
– Tùy vào sản phẩm và hàng hóa có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ Ngành liên quan mà hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp phép. Trong một vài trường hợp thì hàng hóa phải đảm bảo những quy định, điều kiện liên quan về kiểm dịch an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan. Tức là để nắm được điều kiện xuất nhập khẩu một mặt hàng cụ thể nào đó thì sẽ cần liên hệ với cơ quan hải quan hoặc bộ ngành quản lý sản phẩm.
– Theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết về thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài) thì những hàng hóa không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu thì sẽ chỉ cần làm thủ tục tại chi cục hải quan và khi đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
2.1. Những điều cần lưu ý
– Tên công ty
Đặt tên cho công ty phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tền riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Cấu trúc tên đầy đủ.
Đối với công ty xuất nhập khẩu, tên công ty được đặt thường bao gồm cụm từ “Xuất nhập khẩu” ví dụ như CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ANH TRUNG, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIHAN…
Và đối với tên tiếng nước ngoài của những công ty này thường được dịch ra cụm từ “Import – Export” như ANH TRUNG TRADING IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED, VIHAN TRADE AND IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY,…
– Những ngành nghề công ty xuất nhập khẩu thường đăng ký:
8299 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
4933 – Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5012 – Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
5210 – Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5229 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Gửi hàng; Giao nhận hàng hóa; Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn; Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; Logistics
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm các mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 khác trong Bảng hệ thống mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ_Ttg.
- Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
2.2. Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu cũng giống nư hồ sơ thành lập các công ty khác, bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty Cổ phần;
+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của các thành viên trong công ty; Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
+ Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn làm việc 04 -06 ngày làm việc
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi công ty đặt địa chỉ trụ sở chính.
- Thủ tục sau thành lập
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập và nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo tháng, quý, năm thông qua thiết bị chữ ký số. Và để có thể hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách cũng cần làm các thủ tục hải quan.
Theo quy định tại Quyết định số 2341/QĐ-BTC ngày 18/9/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành lộ trình triển khai sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử, từ ngày 01/11/2013 người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Như vậy, quý khách cần có thiết bị chữ ký số để thực hiện kê khai – nộp thuế qua mạng được thực hiện với cơ quan Thuế và thủ tục hải quan điện tử.
Chữ ký số hiện nay được cung cấp bởi nhiều đơn vị như : VIETTEL, FPT, NEWCA, BKAV, CK, VINA, NEWTEL,… Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp. Quý khách có nhu cầu có thể sử dụng chữ ký số của chúng tôi. Tư vấn Blue cung cấp dịch vụ chữ ký số 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm… tùy vào nhu cầu của quý khách và sẽ được miễn phí kê khai thuế quý đầu tiên sau khi thành lập.
Hãy gọi cho Tư vấn Blue ngay để được tư vấn thành lập công ty và cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín.