T2, 05 / 2021 5:10 chiều | minhanhqn

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, địa điểm kinh doanh có thể đặt trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh kê khai thuế như thế nào?
  1. Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:

O Mã số doanh nghiệp;

O Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh

O Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

O Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

O Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

O Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.
  1. Kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh
  • Về chế độ kế toán: Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc, không phải nộp thuế GTGT, tuy nhiên vẫn phải nộp thuế môn bài;
  • Địa điểm kinh doanh phải nộp mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/1 năm. Đối với địa điểm kinh doanh được lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì nơi kê khai, nộp thuê môn bài cũng chính là Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, được kê khai cùng với công ty mẹ. Đối với các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp quận nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
  • Đăng ký mã số thuế phụ thuộc cho địa điểm kinh doanh:

Trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh) Cục thuế thực hiện cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh.

Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý Thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa địa điểm kinh doanh đã được Cục thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh…. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không liên thông với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Địa điểm kinh doanh không có con dấu, do đó trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay. Do đó về bản chất địa điểm kinh doanh không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn.

Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quan cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Quý khách cần lưu ý đến những quy định pháp luật doanh nghiệp và thuế liên quan để có thể thực hiện thành lập, hoạt động, kê khai thuế đúng quy định. Để hiểu rõ hơn về những quy định đối với địa điểm kinh doanh của công ty, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Bài viết cùng chuyên mục