T5, 04 / 2021 5:10 chiều | minhanhqn

Việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về công ty FDI cũng như các đặc điểm, vai trò của công ty này.

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
  1. FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

  1. Phân loại

Doanh nghiệp FDI hiện tại chia thành hai loại gồm:

  • Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu với 100% vốn đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp có 100% số vốn từ bên nước ngoài đầu tư, không có vốn của người Việt Nam. Người Việt vẫn có thể làm việc, nắm giữ quyền điều hành công ty và dưới sự giám sát của cá nhân, tổ chức là người nước ngoài rót vốn đầu tư vào đó.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa các bên trong nước và đối tác ngoài nước. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có định nghĩa về hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với đối tác trong nước như sau “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”

Một doanh nghiệp sẽ được gọi là doanh nghiệp FDI khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mà không phân biệt số vốn góp đó nhiều hay ít. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp FDI.

  1. Đặc điểm doanh nghiệp FDI:
  • Thiết lập quyền quản lý với quyền sở hữu đối với các nguồn vốn được đầu tư.
  • Thiết lập nghĩa vụ và quyền của nhà đầu tư với nơi được đầu tư.
  • Thể hiện quyền chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nhà đầu tư với nước bản địa.
  • Doanh nghiệp FDI chính là sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia.
  • Luôn có sự gắn kết của nhiều thị trường thương mại quốc tế và thị trường tài chính.
  • Vai trò: Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn FDI, khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư, Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
  1. Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI

Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI hay gặp là:

  • Đối tác thành lập công ty Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
  • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam.

Các hình thức đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ được chia thành loại liên doanh, ngang hoặc dọc:

  • FDI theo chiều dọc: Đây là những hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư được mua lại hoặc thành lập ở nước ngoài.
  • FDI theo chiều ngang: Nhà đầu tư sẽ tiến hành thiết lập cùng một loại hình hoạt động kinhd doanh tại nước ngoài khi hoạt động tại nước sở tại.
  • FDI liên doanh là hình thức một cá nhân hay một công ty đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không có các hoạt động kinh doanh đến nước sở tại.
Bài viết cùng chuyên mục