Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ. Góp vốn quyền sở hữu trí tuệ là một trong những hình thức góp vốn được pháp luật quy định. Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn vào tài sản của doanh nghiệp. Sau đây là điều kiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ mà quý khách cần quan tâm:
- Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Tài sản trí tuệ hay còn được gọi là sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học, phần mềm máy tính,sáng chế, phát minh, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng, giống vật nuôi v.v…Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền của chủ sở hữu đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ nói trên. Các sản phẩm trí tuệ này phải được pháp luật công nhận và thừa nhận. Quyền bảo hộ đối với các đối tượng sản phẩm trí tuệ được thực hiện thông qua các văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo quy định của Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng.
- Có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?
Theo Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Và theo Khoản 1 Điều 34: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn. Góp vốn ở đây được hiểu là góp giá trị của quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông qua việc chuyển chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng bảo hộ và ghi nhận quyền sở hữu này trong danh sách tài sản góp vốn của doanh nghiệp.
- Điều kiện góp vốn
Các cá nhân, tổ chức khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
– Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp văn bằng bảo hộ: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ. Đối với các quyền sở hữu trí tuệ này, các cá nhân tổ chức khi tham gia góp vốn cần xem xét quyền sở hữu trí tuệ đã được cấp văn bằng bảo hộ chưa? Nếu chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì cần phải làm thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ để chứng minh quyền sở hữu trí tuệ đó thuộc sở hữu của mình. Từ đó mới có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ đối với những tài sản quyền sở hữu trí tuệ cần cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ đã có văn bằng bảo hộ thì cần xem xét văn bằng bảo hộ đó còn thời hạn không? Nếu không còn thời hạn thì phải thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ trước khi góp vốn theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
– Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ do cơ quan có thẩm quyền cấp: Đối với những quyền sở hữu trí tuệ còn lại, nếu không thuộc trường hợp được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuê. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được coi là sở hữu hợp pháp nếu được cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp. Do đó, các cá nhân tổ chức muốn chứng mình quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của mình để góp vốn thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ. Nếu quyền sở hữu trí tuệ chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ thì phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ.
– Tài sản là quyền sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp phải do chủ sở hữu (người đứng tên trên văn bằng bảo hộ hoặc người được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ) góp vốn. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Do đó, chỉ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mới được dùng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn vào doanh nghiệp.
– Quyền sở hữu trí tuệ phải phải được định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các tài sản không phải là Đồng Việt Nam thì phải tiến hành định giá. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá.
– Việc góp vốn này chỉ áp dụng với quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (trừ việc góp vốn bằng quyền sử dụng nội dung các tác phẩm khoa học là các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn); quyền tài sản của chủ sở hữu của quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại (chỉ trong trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại và việc góp vốn này phải kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó); quyền đối với giống cây trồng.