T6, 08 / 2021 5:04 chiều | minhanhqn

Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

  1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Như vậy, công ty cổ phần hoạt động theo mô hình nào cũng đều phải có Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Công ty có thể có Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc  hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Để phân biệt rõ hai chức danh này, quý khách hãy đọc bài viết sau của chúng tôi:

Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc có quyền lớn hơn?

1 Phân biệt Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc

 

Chủ tịch HĐQTGiám đốc/Tổng giám đốc
Đối tượngDo HĐQT bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên HĐQT

(Chủ tịch HĐQT công ty đại chúng và công ty cổ phần là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần không được kiêm Tổng giám đốc)

Do HĐQT bầu một thành viên trong HĐQT hoặc thuê người khác.

 

Vai tròGiám sát và điều hành HĐQT.Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Hoạt độngKhông phải chịu sự giám sát hoạt động của HĐQT.Chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Quyền và nghĩa vụ– Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT;

– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp HĐQT;

– Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của HĐQT;

– Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

– Chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty; (theo khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020).

 

– Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của HĐQT;

– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hạiTrường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty (theo khoản 2 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020).Trường hợp điều hành trái với quy định về quyền và nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty (theo khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020).

 

 

  1. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc ai có quyền “to” hơn?

Có thể thấy Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động, chuẩn bị nội dung các cuộc hợp hội đồng quản trị và tham gia ý kiến, giám sát quá trình thực hiện các công việc của công ty như các thành viên hội đồng quản trị khác. Khi tham gia biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị cũng chỉ có một phiếu biểu quyết duy nhất như các thành viên của hội đồng quản trị. Sự ưu đãi chỉ xuất hiện khi các bên có số biểu quyết bằng nhau mà trái ý nhau thì bên nào có phiếu của chủ tịch Hội đồng quản trị thì bên đó có được coi là có quyền quyết định.

Còn Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của hội đồng quản trị;chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.

Xét trong cơ cấu công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu, đại diện cho Hội đồng quản trị –cơ quan cao nhất trong công ty và trong một số trường hợp (thuê giám đốc); Chủ tịch Hội đồng quản trị là người thay mặt công ty ký kết hợp đồng lao động, trong đó quy định quyền hạn của Giám đốc. Do vậy có thể nói rằng trong quan hệ nội bộ, chủ tịch Hội đồng quản trị to hơn Giám đốc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị thường là các cổ đông sáng lập/cổ đông lớn của Công ty, còn Giám đốc thì có thể là cổ đông hoặc người ngoài. Do vậy, việc quyết định các vấn đề lớn thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị thường có “ưu thế” hơn Giám đốc/ Tổng giám đốc

Đối với quan hệ bên ngoài, đối với một công ty, chủ thể đại diện cho công ty là người có quyền ký hợp đồng việc ký kết các hợp đồng. Công ty có thể để Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc làm người đại diện hoặc cả hai người đều là đại diện theo pháp luật của công ty. Do đó, không căn cứ vào việc ai có quyền hạn cao hơn mà dựa vào việc ai là người có quyền đại diện ký kết các hợp đồng của công ty.

Bài viết cùng chuyên mục