Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Việc chia lợi nhuận trong công ty TNHH được thực hiện như sau:
- Chia lợi nhuận công ty TNHH 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Sẽ được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó. Chủ sở hữu công ty sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
+ Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Các thành viên trong tổ chức sẽ hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.
- Chia lợi nhuận công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của Hội đồng thành viên: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
Và theo Điều 69 Luật doanh nghiệp 2020 “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.”
Cách thức phân chia lợi nhuận
Việc phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên thường được thực hiện theo 2 cách sau:
- Chia theo thoả thuận giữa các thành viên
Việc phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận của các thành viên được ghi nhận tại Điều lệ công ty – văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Ngay từ khi thành lập công ty, các thành viên sẽ tự thoả thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi vào Điều lệ. Trường hợp cách chia không còn phù hợp thì có thể thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ về việc phân chia.
Trường hợp công ty tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, thì giữa thành viên mới đó và công ty có thể có biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh và trong đó phải có thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận
- Chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên
Theo điểm c Khoản 1 Điều 49 về quyền của Hội đồng thành viên: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy, dựa trên số vố góp của từng thnahf viên công ty sẽ tiến hành phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận: số vốn gop của thành viên càng nhiều thì phần lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành viên góp vốn ít hn. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.
Tiến hành phân chia lợi nhuận
Quyết định phân chia lợi nhuận:
1.Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đưa ra kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận dựa trên Điều lệ công ty, mức góp vốn của từng thành viên, trình cho Hội đồng thành viên trong cuộc họp Hội đồng thành viên.
2.Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính tiến hành biểu quyết để thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận.
3.Hội đồng thành viên ra quyết định phân chia lợi nhuận.
Thu hồi lợi nhuận đã chia
Trường hợp công ty tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện về chia lợi nhuận như đã nêu trên thì:
- Các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận;
- Hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với lợi nhuận đã chia.
Trên đây là những quy định về cách phân chia lợi nhuận của công ty TNHH. Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.