T6, 05 / 2021 4:59 chiều | minhanhqn

Để hoàn thành quyền và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, các cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế. Vậy quyết toán là gì? Làm sao để chuẩn bị cho việc quyết toán thuế diễn ra nhanh chóng, đảm bảo và tuân thủ yêu cầu, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy đến? Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Quyết toán thuế và những điều cần lưu ý
  1. Quyết toán thuế là gì

Quyết toán thuế là việc kiểm tra các số liệu có trong các khoản thuế của một tổ chức hoặc cá nhân. Đây chính là việc mà bất cứ một đơn vị tổ chức kinh tế hay cá nhân nào cũng phải làm. Thường thì theo lý thuyết việc quyết toán này chỉ xảy ra 1 năm 1 lần nhưng khi có đột xuất của cơ quan kiểm toán thì bạn cần phải xuất các dữ liệu về thuế mà công ty đã và đang chuẩn bị nộp theo quý, tháng. Còn với các cá nhân có thu nhập lớn sẽ cần phải quyết toán thuế với các đơn vị có thẩm quyền 1 tháng 1 lần. Với các doanh nghiệp có thể thực hiện việc quyết toán theo 1 năm 1 hoặc 5 năm một tùy thuộc vào mức quy mô kinh doanh.

  1. Các loại quyết toán thuế

Việc quyết toán thuế là cách mà nhà nước kiểm tra những khoản đóng thuế của doanh nghiệp hoặc cá nhân nhằm tránh sự gian lận trong việc nộp các khoản thuế này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyết toán thuế bao gồm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế giá trị gia tăng, quyết toán thuế nhập khẩu,…. Bài viết này sẽ đề cập đến hai đối tượng cần quyết toán thuế đó là cá nhân và doanh nghiệp.

  1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Quyết toán thuế TNCN hiểu một cách đơn giản là các cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế TNCN.

Đối tượng cần phải đóng thuế TNCN: Các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, Nhà nước không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập thấp với mức lương chỉ đủ nuôi sống bản thân. Từ đó, sự chênh lệch các tầng lớp dân cư về mặt thu nhập sẽ được giảm bớt.

Khi nào quyết toán thuế?

Các cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công khi:

– Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm;

– Cá nhân nộp thừa số thuế và có nhu cầu được hoàn, bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

– Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm thuế thuộc trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo theo quy định;

– Cá nhân là người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam phải thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước.

  1. Quyết toán thuế doanh nghiệp.

Mức thuế doanh nghiệp cần phải đóng sẽ dựa trên phần doanh thu mà công ty có được sau khi trừ đi các chi phí được miễn giảm. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế 20% nếu như năm n-1 có mức doanh thu dưới 20 tỷ và thuế suất sẽ tăng lên 22% trong trường hợp doanh thu của năm n-1 vượt mức 20 tỷ ( n là năm quyết toán thuế).

Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp, người làm kế toán cần chuẩn bị tốt tinh thần ứng biến các tình huống mà cán bộ thuế có thể hỏi trong quá trình kiểm tra sổ sách. Kế toán cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ, sổ sách, các giấy tờ kèm theo để cơ quan thuế kiểm tra:

  • Tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp
  • Hoá đơn, chứng từ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai đã nộp
  • Tất cả các loại giấy nộp tiền thuế
  • Báo cáo tài chính các năm đã nộp
  • Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
  • Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
  • Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
  • Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
  • Biên bản đối chiếu công nợ các năm
  • Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ CCDC
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả
Bài viết cùng chuyên mục