Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong số rất nhiều băn khoăn của chủ các doanh nghiệp này là với quy mô nhỏ, doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán trưởng hay không?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán trưởng?
Đơn vị kế toán bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ngước ngoài hoạt động tại Việt Nam có lập báo cáo tài chính (khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015).
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán thì Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các trường hợp sau đây:
– Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước. Bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
– Các đơn vị mới thành lập nếu chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng. Thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
Từ đó có thể thấy:
– Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải bố trí kế toán trưởng
– Các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng. Hết 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.
– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng
Hiện nay, các công ty mới được thành lập đa số thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty này cần phải bố trí kế toán trưởng. Trường hợp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán. Khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp không bắt buộc kê khai thông tin Kế toán trưởng. Việc cập nhật; bổ sung thông tin về Kế toán trưởng thực hiện sau khi doanh nghiệp đã có Kế toán trưởng.
Trường hợp Đơn vị kế toán không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng (Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập).
- Giám đốc công ty có thể kiêm kế toán trưởng hay không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán năm 2015 có quy định: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán năm 2015 được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về những người không được làm kế toán thì: “Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”
Theo đó, những người làm quản lý cho doanh nghiệp thì không được làm kế toán trừ trường hợp đối với công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp, cụ thể: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà giám đốc công ty có thể kiêm kế toán trưởng hoặc không.
Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì chủ sở hữu là người quản lý doanh nghiệp vẫn được kiêm vị trí kế toán của Công ty.
Với công ty cổ phần thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị đều được coi là người quản lý công ty và do đó không thể đồng thời là Kế toán của công ty được.
- Dịch vụ kế toán của Tư vấn Blue
Như vậy, đối với một công ty kế toán là vị trí bắt buộc bởi các công ty đều cần thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế hàng tháng/quý/năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập, có ít hoạt động và hóa đơn chứng từ phát sinh, việc thuê một kế toán riêng để thực hiện việc kê khai thuế là khá tốn kém và không cần thiết.
Sử dụng dịch vụ kế toán từ bên ngoài giúp công ty tiết kiệm được lương kế toán hàng tháng. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, phí dịch vụ kế toán được tính tùy theo số lượng chứng từ, mức độ chuyên môn của công việc. Như vậy, thay vì thuê kế toán với mức lương cố định, công ty có thể thuê dịch vụ kế toán với mức lương tùy theo khối lượng công việc. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm tối đa chi phí khi khối lượng công việc không nhiều.
Tư vấn Blue với đội ngũ tư vấn luật song song với đội ngũ kế toán, chúng tôi luôn cập nhật nhanh nhất những quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn nhằm giúp công ty thích ứng nhanh chóng và làm việc hiệu quả. Với nhiều năm kinh nghiệm, dịch vụ kế toán của chúng tôi đảm bảo hoàn toàn về các chứng từ cũng như các nghiệp vụ phát sinh.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0911.999.029.