T2, 09 / 2020 5:15 chiều | minhanhqn

Các doanh nghiệp sau khi thành lập muốn sử dụng hóa đơn đỏ nhưng băn khoăn không biết doanh nghiệp có thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn hay không? Cách sử dụng như thế nào và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ra sao? Quý khách hãy đọc bào viết sau của Tư vấn Blue để có thể giải đáp những thắc mắc của mình.

Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tại Hoài Ân
  1. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước. Số thuế nộp theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, gồm thuế GTGT đầu vào (khi mua hàng hóa, dịch vụ) và thuế GTGT đầu ra (khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng).Trong một tháng:

Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra, công ty sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn tiền thuế bằng phần chênh lệch.

Nếu thuế GTGT đầu vào nhỏ hơn thuế GTGT đầu ra, công ty sẽ nộp thuế cho Nhà nước bằng phần chênh lệch.

  1. Hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Người bán hoặc người cung ứng dịch vụ sẽ là người xuất hóa đơn cho người mua, người sử dụng dịch vụ.

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng hay còn gọi là hóa đơn đỏ (Hóa đơn VAT) là hóa đơn chính thức do Bộ tài chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa
  • Hoạt động vận tải quốc tế
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
  • Xuất khẩu, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài
  1. Cách sử dụng hóa đơn GTGT

Doanh nghiệp có thế sử dụng hóa đơn theo cách tự in hoặc đặt in hóa đơn tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp.

4.1. Tạo hóa đơn tự in

– Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.

+ Doanh nghiệp mới thành lập có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4.2. Đặt in hóa đơn.

– Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

  1. Những thông tin bắt buộc trên hoá đơn GTGT

Hóa đơn giá trị gia tăng phải có thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT.

  1. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

– Báo cáo theo quý: Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối lượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hàng quý, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)

– Báo cáo theo tháng: Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

– Doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

– Trường hợp tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo có hai loại hóa đơn (hóa đơn do tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tự in, đặt in và hóa đơn mua của cơ quan thuế) thì thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong cùng một báo cáo.

– Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn theo mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; trong đó không phải điền dữ liệu vào các cột chi tiết từ số đến số, chỉ điền dữ liệu vào các cột số lượng hóa đơn.

Bài viết cùng chuyên mục