T2, 11 / 2020 5:24 chiều | minhanhqn

Có hai phương pháp chính để tính thuế giá trị gia tăng đó là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp  Tùy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp sẽ phù hợp với cách tính thuế khác nhau. Vậy doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn phương pháp nào để tính thuế giá trị gia tăng? Chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về ưu, nhược điểm của hai phương pháp này hy vọng có thể giúp quý khách đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Doanh nghiệp tại Vĩnh Thạnh nên lựa chọn phương pháp tính thuế nào?
  1. Phương pháp khấu trừ
  • Ưu điểm:

–Ưu điểm lớn nhất của phương pháp khấu trừ thuế GTGT là được khấu trừ thuế đầu vào. Doanh nghiệp có thể cân đối thuế GTGT phải đóng khi sử dụng phương pháp này bằng cách mua hàng tồn kho để trữ, để xuất dùng,…Do đó doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn hoặc linh hoạt cho việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

– Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế sẽ làm giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ công ty.

– Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.

– Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu trừ có thể dễ dàng làm việc với đối tác vì các đối tác đa phần là các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ nên sẽ ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp cũng áp dụng phương pháp khấu trừ để có hóa đơn GTGT khấu trừ thuế đầu vào.

  • Nhược điểm:

– Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ

– Phương pháp này có nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,…nên khá phức tạp, yêu cầu các doanh nghiệp có sự nghiên cứu trước khi sử dụng.

– Yêu cầu chuyên môn kế toán cao, am hiểu các luật về thuế kế toán khi sử dụng phương pháp này bởi vì phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ.

  1. Phương pháp trực tiếp:
  • Ưu điểm: Doanh nghiệp không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế. Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
  • Nhược điểm: Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ
  1. Các doanh nghiệp mới thành lập nên lựa chọn phương pháp tính thuế nào?

3.1. Doanh nghiệp nên tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Đối với những doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, hoặc không phải nộp thuế GTGT thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Với các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Do đó, doanh nghiệp này sẽ không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào;
  • Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề,… Các doanh nghiệp này không phát sinh số thuế GTGT phải nộp;
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp). Với những doanh nghiệp này thì số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn).

3.2. Doanh nghiệp nên tính thuế theo phương pháp trực tiếp

Nếu doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Cụ thể là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT;
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).
  • Các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng tự nguyện lựa chọn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì phải gửi thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho cơ quan thuể quản lý trực tiếp.
Bài viết cùng chuyên mục