T5, 09 / 2020 5:19 chiều | minhanhqn

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự tin tưởng của người tiêu dùng, gắn kết người tiêu dùng với các sản phẩm của công ty. Nhằm giúp quý khách có nhận thức rõ hơn về nhãn hiệu cũng như giá  trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, Tư vấn Blue xin gửi đến các bạn bài viết về nhãn hiệu hàng hóa.

Nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Bình Định
  1. Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, chứa đựng các chỉ dẫn thương mại, là cầu nối giữa nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Theo quy định tại bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

  1. Các loại nhãn hiệu

2.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa, dùng để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau nhằm mục đích cho biết ai là người sản xuất ra những loại hàng hóa đó.
  • Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ, thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết.

2.2. Căn cứ vào tính chất:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng. Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau do cùng một chủ sở hữu đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau.
  • Nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng…Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã có danh tiếng, được nhiều người biết đến như Coca cola, Pepsi…

2.3. Căn cứ vào các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  • Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
  • Chữ cái, chữ số;
  • Hình vẽ, ảnh chụp;
  • Màu sắc;
  • Kết hợp các yếu tố trên;
  1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật SHTT, để có thể được bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”

3.1. Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc

Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được, quan sát được để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Để làm được điều đó, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

3.2. Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dế ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Khi quan sát nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể có ấn tượng và nhớ lại, bất kỳ ai khi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác.

Mặc dù không có quy định giải thích cụ thể khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả năng phân biệt tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:

–   Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

–  Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Ví dụ: năm vòng tròn lồng vào nhau là biểu tượng của thế vận hội thể thao,…

–  Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

–   Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

–   Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

–   Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

–   Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

–   Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định;

–   Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

–   Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

–   Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

–   Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

–   Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

  1. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Bài viết cùng chuyên mục