T5, 10 / 2021 4:31 chiều | minhanhqn

Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Sau đây là các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất hiện nay:

Các loại nhượng quyền thương hiệu
  1. Khái niệm nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động thương mại và kinh doanh. Trong đó, một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó được sử dụng thương hiệu của dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định để tiến hành kinh doanh trong một thời gian với một ràng buộc tài chính nhất định. Khoản tài chính này có thể là một khoản chi phí hoặc là khoản tiền chia theo phần trăm lợi nhuận, doanh thu của cửa hàng.

Theo quy định tại Điều 5, 6 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì để có thể nhượng quyền thương hiệu thì các bên cần đáp ứng điều kiện sau:

Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:

  • Hệ thống kinh doanh dự định thực hiện nhượng quyền phải hoạt động được ít nhất 01 năm;
  • Nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài thì thương nhân Việt Nam này phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu với thời gian ít nhất là 01 năm tại Việt Nam trước khi thương nhân tiến hành cấp lại quyền thương mại;
  • Đã thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu;
  • Dịch vụ, hàng hoá kinh doanh thuộc nhóm đối tượng của quyền thương hiệu không vi phạm quy định của pháp luật.

Đối với bên nhận quyền thương hiệu:

  • Bên nhận quyền phải là thương nhân;
  • Có đăng ký kinh doanh các ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền của thương hiệu dự định nhận.
  1. Những lợi ích và hạn khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

2.1. Lợi ích

  • Bên nhận quyền thương hiệu có thể hưởng thị trường sẵn có

Thông thường các thương hiệu được chuyển nhượng thường khá nổi tiếng và có lượng khách nhất định. Khi nhận chuyển nhượng, bên nhận quyền sẽ không cần phải tốn thời gian để có thể định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó, bên nhận quyền chỉ cần tập trung vào việc vận hành việc kinh doanh sao cho tốt.

  • Chất lượng sản phẩm được đảm bảo

Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ về mặt chất lượng. Bộ phận quản lý nhượng quyền sẽ luôn cố gắng để chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một của hàng trong chuỗi mắt xích lỏng, có thể sẽ gây ra thiệt hại đến cả chuỗi cửa hàng nhượng quyền của thương hiệu.

  • Có quy trình bài bản từ quản lý đến sản xuất

Các quy trình từ việc thiết lập, trang trí cửa hàng, thuê mướn nhân viên, vận hành kinh doanh sẽ đều sẽ được hệ thống hóa. Quy trình này sẽ theo một sườn nhất định hoặc sẽ được chủ của thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền để việc dễ quản lý. rõ ràng hơn và hạn chế gặp rắc rối.

  • Đào tạo có hệ thống

Tất cả nhân viên, và bên nhận nhượng quyền sẽ được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.

  • Nhận được hỗ trợ tối đa từ bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận quyền từ việc bày trí, marketing đến các vấn đề pháp lý. Điều này làm bên nhận nhượng quyền sẽ “dễ thở” hơn trong việc vận hành và quản lý quán.

2.2. Hạn chế

  • Hạn chế quyền điều hành thương hiệu

Bên nhận nhượng quyền không phải chủ sở hữu thương hiệu này. mà chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.. Vì vậy nên nếu các bên nhận nhượng quyền thương hiệu mà không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao.

  • Rủi ro kinh doanh chuỗi

Một thương hiệu lớn thường có một chuỗi cửa hàng với số lượng lớn, nếu như 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng nhận nhượng quyền gặp vấn đề gây tranh cãi như thái độ của nhân viên không tốt, nguyên liệu nhập khẩu không nguồn gốc,… sẽ làm ảnh hưởng tên tuổi của thương hiệu và các cửa hàng trong chuỗi. Các khách hàng sẽ mặc định đánh giá tình hình của cả chuỗi hệ thống cửa hàng kinh doanh mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền giống nhau hay khác nhau.

  • Không có sự sáng tạo trong kinh doanh

Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều từ cách bày trí, menu, quy trình sản xuất,… được bên nhượng quyền định sẵn cho các bên nhận thương hiệu khiến bạn khó để đưa sự sáng tạo của mình vào cửa hàng.

  1. Các mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay

3.1. Mô hình nhượng quyền toàn diện

Bên nhận nhượng quyền thương hiệu sẽ có các hợp đồng ký với thời hạn từ 5 năm đến 30 năm tùy theo chi phí có thể bỏ ra và tiềm lực của công ty.

Khi nhượng quyền toàn diện, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền được nhận 4 mảng chính trong hoạt động kinh doanh của mình đó là:

  • Hệ thống ( mô hình, chiến lược, quy trình vận hành được chuẩn hóa, cẩm nang điều hành, chính sách quản lý, huấn luyện, kiểm soát, tư vấn & hỗ trợ khai trương, hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị sản phẩm);
  • Bí quyết công nghệ kinh doanh/sản xuất;
  • Hệ thống thương hiệu;
  • Dịch vụ/Sản phẩm.

3.2. Mô hình nhượng quyền không toàn diện

Mô hình nhượng quyền không toàn diện có thể hiểu là bên nhượng quyền nhượng quyền một mảng nào đó. Ví dụ như nhượng quyền công thức và cung cấp, tiếp thị quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, nhượng quyền sản phẩm.

Khi thực hiện hình thức nhượng quyền theo mô hình này thì bên nhượng quyền sẽ không can thiệp và giám sát quá nhiều trong sản xuất khâu cũng như vận hành của bên nhận nhượng quyền.

3.3. Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý thường được áp dụng tại các chuỗi nhà hàng – khách sạn hay các chuỗi F&B lớn. Theo mô hình này thì ngoài việc cung cấp thương hiệu và hình thức kinh doanh thì bên nhượng quyền thương hiệu đồng thời cũng cung cấp cho bên nhận nhượng quyền người quản lý và điều hành. Việc làm này nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.

3.4. Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ngoài việc thực hiện nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận quyền thì bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số vốn nhỏ vào công ty nhận quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền thương hiệu có tiếng nói hơn trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, cũng có thể tìm hiểu được thêm các thông tin về thị trường mà mình mới thâm nhập.

Bài viết cùng chuyên mục