Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo đảm độc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp còn khá khó khăn với các doanh nghiệp do có nhiều điều kiện cũng như hồ sơ yêu cầu.
- Khái niệm:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
- Điều kiện bảo hộ:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn
- Những khó khăn khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cá nhân tổ chức có thể gặp phải một số khó khăn như sau:
– Thứ nhất, khó khăn trong quá trình đăng ký bị trùng với các kiểu dáng khác đã được đăng ký trước đó. Yêu cầu để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là phả có tính mới tức là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai. Nếu doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhưng chưa có bước kiểm tra trước đó dễ dẫn đến kiểu dáng công nghiệp bị trùng với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và sẽ bị từ chối bảo hộ. Việc này không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà cả thời gian chờ đợi của doanh nghiệp.
– Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ pháp lý liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp tại Việt Nam có bộ phận liên quan tới sở hữu trí tuệ. Vì vậy, doanh nghiệp thiếu những thông tin về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng chưa được quan tâm, sát sao.
Ngoài ra, do thiếu sự tư vấn từ các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ, e ngại tốn thời gian và kinh phí; thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý; thủ tục đăng ký phức tạp… cũng là rào cản khiến các doanh nghiệp phân vân hoặc không thực hiện đăng ký kiểu dáng doanh nghiệp.
Để tránh những khó khăn gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian, quý khách hãy liên hệ với Tư vấn Blue để chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, dễ dàng