T7, 09 / 2021 10:09 sáng | minhanhqn

Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi, việc giả nhãn hiệu đã dẫn đến có rất nhiều mặt hàng thật giả lẫn lộn làm cho người tiêu dùng khó phân biệt qua hình thức bên ngoài, từ đó ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu và doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cân thực hiện các biện pháp để bảo vệ sản phẩm cũng như uy tín của mình và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một biện pháp hiệu quả để thực hiện điều đó.

Lợi ích của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  1. Nhãn hiệu được hiểu như thế nào?

Từ thời xa xưa, con người đã sử dụng những dấu hiệu riêng được khắc, trạm trổ trên các đồ vật, vũ khí, trang sức bạc,… để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của người khác. Qua thời gian, những dấu hiệu đó ngày càng trở nên rõ rệt và quan trọng trong giao thương mua bán hàng hóa. Những dấu hiệu này được hiểu theo cách truyền thống là các từ ngữ, biểu tượng, họa tiết, hoa văn trên các sản phẩm, hàng hóa, đánh dấu quyền sở hữu của mỗi người.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những dấu hiệu này được quốc gia công nhận và đưa vào pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ những dấu hiệu này.

Kế thừa những định nghĩa từ các nước trên thế giới, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam đã quy định một cách rõ ràng về nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu được hiểu là các dấu hiệu, dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Đây là một trong những khái niệm mang tính khái quát và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

  1. Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu

Thứ nhất, nhãn hiệu có vai trò phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của nhãn hiệu. Trên thực tế, người tiêu dùng luôn đối diện với các vấn đề lựa chọn giữa những sản phẩm giống nhau, tương tự về hình dáng bên ngoài mặc dù chúng được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau, thường là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nhãn hiệu giúp cho người dùng phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau và nhận biết được nguồn gốc của những sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó hay dễ dàng nhận ra các loại sản phẩm, dịch vụ có chất lượng hoặc đã từng quen dùng. Nhãn hiệu là dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhất để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Để phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác trong cùng một lĩnh vực thì trước nhất, bạn cần tạo một biểu tượng nhãn hiệu dễ nhớ, một biểu trưng riêng có để thương hiệu của bạn in đậm trong tâm trí mọi người một cách thú vị và đó là một trong những cách để nhận diện thương hiệu của bạn.

Ví dụ: nhìn vào dòng chữ “HONDA” mọi người sẽ biết đó là sản phẩm của Công ty HONDA MOTOR CO., LTD (JP).

Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các hành vi xâm phạm, tránh việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu thường thấy là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực.  Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, Nhãn hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

Thứ ba, sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện giao dịch liên quan đến nhãn hiệu đó một cách hợp pháp. Đây được coi là quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Tức là bạn có quyền sử dụng nhãn hiệu; chuyển giao, chuyển nhượng, để lại thừa kế, góp vốn quyền sở hữu nhãn hiệu. Trong trạng thái độc lập và cách ly khỏi hàng hoá và dịch vụ, nhãn hiệu là một loại tài sản có giá trị (thậm chí giá trị rất lớn) mà người ta có thể mua bán hoặc chuyển giao. Mọi cá nhân tổ chức chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó khi có sự cho phép của bạn.

Thứ tư, nhãn hiệu có vai trò quảng cáo và tiếp thị. Nhãn hiệu có thể được coi là một dấu hiệu đặc trưng, dấu hiệu nhận biết của một doanh nghiệp. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện truyền thông điện tử, Nhãn hiệu giúp cho nhiều người biết đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hơn, cùng với vai trò cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, nhãn hiệu cũng góp phần truyền tải những thông tin cần thiết của hàng hóa, dịch vụ đến với người sử dụng, giúp họ nhận biết, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Một nhãn hiệu hàng hoá khi đã tạo được sự tin tưởng và trở nên quen thuộc với khách hàng sẽ có khả năng thu hút và tập trung sự chú ý của khách hàng vào bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào mà nó được gắn vào.

Thứ năm nhãn hiệu hàng hoá trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thay đổi cả tư duy và định hướng phát triển của con người.

Thứ sáu, dưới góc độ quốc tế, bảo hộ nhãn hiệu là mối quan tâm lớn không chủ ở từng quốc gia mà ở phương diện quốc tế. Trong quá trình lưu chuyển của hàng hóa từ khâu sản xuất, lưu thông đến phân phối không chỉ diễn ra trong phạm vi mộtquốc gia, mà ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu, kinh tế thế giới ngày càngcó sự giao lưu và tác động mạnh mẽ lẫn nhau, làm cho hàng hóa được lưu thông phân phối từ quốc gia này sang quốc gia khác qua các kênh thương mại quốc tế.

Một trong những giá trị thươmg mại ngày càng được cộng đồng quốc tế và thị trường thương mại quan tâm chính là giá trị của bảo hộ nhãn hiệu và sự thúc đẩycác kênh thương mại lưu thông.

Như vậy, bảo hộ nhãn hiệu không chỉ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn mang lại những lợi ích cho Nhà nước vàsự tôn trọng của toàn xã hội.

Bài viết cùng chuyên mục