Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chứng từ pháp lý quan trọng bảo vệ tư cách pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu hay nói cách khách giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và duy nhất của chủ sở hữu với nhãn hiệu đã đăng ký. Chính vì vậy, tìm hiểu về văn bằng bảo hộ là điều cần thiết đối với mỗi người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ sở hữu, nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các thông tin sau:
– Số giấy chứng nhận;
– Chủ sở hữu giấy chứng nhận bao gồm thông tin: Tên chủ sở hữu, địa chỉ chủ sở hữu
– Thông tin về số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Thông tin về số quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký
– Thông tin về thời gian hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký
- Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ nói chung hay giấy chứng nhận đăng ký nói riêng đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn thì giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khác với một số loại văn bằng bảo hộ khác, loại văn bằng này cơ thể thực hiện gia hạn sau khi hết hiệu lực. Để gia hạn thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực và thực hiện thủ tục do Chính phủ quy định.
Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên thì sau 6 tháng kể từ ngày hết hạn để tiến hành gia hạn hiệu lực. Lưu ý nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao.
- Quyền lợi của người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Pháp luật cho phép người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các quyền sau:
– Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.
- Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Chủ văn bằng bảo hộ cần chú ý các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sau để tránh bị chấm dứt hiệu lực văn bằng:
– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định
– Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp.
– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc ngƣời được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
– Vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Các chủ đơn nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu phát hiện ra các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đăng ký nhãn hiệu có những từ ngữ, hình ảnh tương tự với nhãn hiệu của mình thì có thể thực hiện việc phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Đối tượng có quyền phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Bất kì bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể bị phản đối bởi một hoặc nhiều bên.
- Phạm vi thực hiện thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Các bên thứ ba có quyền thực hiện phản đối cấp giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu về quyền đăng ký, quyền ưu tiên, điều kiện bảo hộ và về những vấn đề khác liên quan đến đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 112 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thời điểm thực hiện thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
- Nội dung phản đối phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. Hồ sơ phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
- Công văn giải trình về việc phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan đến phản đối theo quy định.
- Cơ quan tiếp nhận và xử lý: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam