Chúng ta thường nhắc đến nhãn hiệu hay tên thương mại nhưng thực ra chưa phân biệt được rạch ròi giữa hai khái niệm này. Việc nhầm lẫn này khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng tên thương mại như một nhãn hiệu mà không đăng ký bảo hộ nhãn hoặc việc quy chung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tức là đã bảo hộ cả tên thương mại. Bài viết sau sẽ giúp quý khách có cái nhìn rõ hơn về nhãn hiệu và tên thương mại.
- Điểm giống nhau
– Nhãn hiệu và tên thương mại đều có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
– Cả hai đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.
– Đều là những chỉ dẫn thương thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động thương mại nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm. VD: in trên hàng hóa, bao bì, biển hiệu…
– Đều là tải sản gắn liền với doanh nghiệp
– Nhãn hiệu công cụ để quảng bá, tiếp cận tới người tiêu dùng.
- Điểm khác nhau
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Khái niệm | Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”(Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009) | Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009)
|
Chức năng | Có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ. | Có chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực. |
Cấu tạo | Nhãn hiệu là sự kết hợp của từ ngữ, con số, hình ảnh, hình vẽ mang ý nghĩa tượng trưng. | Tên thương mại bao gồm các từ có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành một tên gọi. |
Dấu hiệu | Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh
Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT |
Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh
Gồm 2 thành phần: – Mô tả – Phân biệt
|
Số lượng | Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu | Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại |
Chủ sở hữu | Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng | Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
|
Điều kiện bảo hộ: | Đối với nhãn hiệu: Bảo hộ cách trình bày, cách thể hiện, màu sắc. Nhãn hiệu không bao gồm thành phần mô tả. Không bảo hộ dấu hiệu quy định tại Điều 73, Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT. | Đối với tên thương mại: Không bảo hộ cách trình bày, thể hiện, màu sắc, dấu hiệu quy định tại Điều 78 Luật SHTT. Có thể bảo hộ dấu hiệu bao gồm thành phần mô tả. |
Căn cứ bảo hộ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường, không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ. |
Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.
Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,…
|
Phạm vi bảo hộ | Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký, thường là quốc gia trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn . | Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng |
Đăng ký bảo hộ | Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ | Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại |
Chuyển giao | Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng | Tên thương mại chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh |