Sáng chế muốn được nhà nước bảo hộ thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Điều kiện bảo hộ sáng chế cũng như thủ tục thực hiện đăng ký sáng chế sẽ được trình bày trong bái viết sau đây:
- Đăng ký sáng chế là gì?
Ngoài ra, đăng ký sáng chế là việc cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan chức năng xác nhận cho tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
- Điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tác giả sáng tao sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật);
- Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý;
- Sáng chế được bảo hộ trong trường hợp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước;
- Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp;
- Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp
- Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Bước 1: Kiểm tra xem sáng chế của mình đã đủ các điều kiện để được đăng ký bảo hộ hay chưa.
Để tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ của sáng chế, khách hàng có thể thực hiện tra cứu miễn phí qua cổng dữ liệu điện tử Google patent hoặc IP Lib. Tuy nhiên việc tra cứu trên các cơ sở dữ liệu trên tốn nhiều thời gian, thậm chí còn có thể không chính xác. Để đảm bảo chắc chắn hơn sáng chế của mình đủ điều kiện bảo hộ, khách hàng nên tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Đây là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn tại Việt Nam. Việc tra cứu sáng chế mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế;
- Bản mô tả sáng chế;
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Các tài liệu liên quan (nếu có);
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế có thể nộp đơn qua hai còn đường: gửi qua bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Thẩm định hình thức hồ sơ
Cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;
Trường hợp hồ sơ không hợp kệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Thời gian thực hiện thẩm định hình thức là1 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký sáng chế;
Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ
Đối với những hồ sơ đã nhận được thông báo chấp thuận của Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ tiếp tục được thẩm định về mặt nội dung. Để được thẩm định về mặt nội dung, chủ thể nộp hồ sơ cần gửi yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung. Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nhận được yêu cầu sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ gồm có:
- Tính mới của đối tượng;
- Trình độ sáng tạo;
- Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin được bảo hộ.
Qua việc thẩm định nội dung như trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Sau quá trình thẩm tra nội dung:
Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đủ điều kiện để được bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Thẩm định nội dung được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.