Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần phải tiến hành những biện pháp để bảo vệ sản phẩm của mình. Một trong những biện pháp đó chính đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản của mình. Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn cho quý khách quy trình đăng ký nhãn hiệu nông nghiệp như sau:
- Một số lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu:
– Sau khi nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam, các công ty, tổ chức và cá nhân khác sẽ không được phép đăng ký nhãn hiệu tương tự hoặc giống hệt với nhãn hiệu đã được đăng ký của bạn. Việc đăng ký nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác khi sử dụng hoặc sao chép nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu được đăng ký quốc tế thì sẽ được bảo hộ tại các quốc gia đăng ký.
– Đăng ký nhãn hiệu giúp nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của sản phẩm, một nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn dễ dàng hơn và phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường.
– Sau khi được sử dụng một thời gian nhất định trên thị trường, nhãn hiệu có thể trở nên nổi tiếng và nó có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ việc cấp phép hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký.
– Tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nhãn hiệu đã được đăng ký
- Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chưa chế biến, cây, hoa, động vật sống là các dấu hiệu đặc biệt dưới dạng từ, chữ cái, hoặc hình họa dùng để giúp khách hàng phân biệt sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chưa chế biến, cây, hoa, động vật sống của một công ty, tổ chức hoặc cá nhân với sản phẩm của các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác trên thị trường. Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng một màu hoặc nhiều màu.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thủ tục quan trọng để đảm bảo danh mục sản phẩm hàng hóa trong hồ sơ đăng ký được thông qua hợp lệ. Việc phân nhóm sản phẩm được Cục SHTT chú trọng bởi đây là cơ sở để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm.
Theo bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Nice 10, sản phẩm nông nghiệp sẽ được xếp vào nhóm 29, 30, 31. Cụ thể các nhóm như sau:
– Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.
– Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở…
– Nhóm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Văn bản ủy quyền ( theo mẫu của Luật Việt An).
- Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản:
Sau khi Cục SHTT nhận được đơn đăng ký từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền, Cục sẽ tiến hành làm việc theo quy trình sau đây:
Bước 1: Xem xét hình thức đơn
Đơn sẽ được xem xét có đầy đủ tài liệu cần thiết hay chưa, hàng hóa/dịch vụ có được phân loại đúng nhóm không… Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết về mặt hình thức, đơn sẽ được thông báo hình thức hợp lệ tới người nộp đơn. Thời gian để thực hiện bước này là từ 1 – 2 tháng tính từ ngày Cục nhận được đơn đăng ký.
Bước 2: Công bố đơn
Sau khi người nộp đơn nhận được thông báo đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ tiến hành công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghệ trong thời gian 2 tháng tính từ ngày có thông báo.
Bước 3: Xem xét nội dung đơn
Thời gian để thẩm định, xem xét nội dung đơn thường mất rất nhiều thời gian, khoảng từ 9 – 12 tháng. Nếu nội dung không đáp ứng các điều kiện của Cục SHTT thì Cục sẽ từ chối bảo hộ và thông báo tới người nộp đơn để giải quyết.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sau 2 – 3 tháng tính từ ngày có thông báo nội dung đơn hợp lệ và người nộp đơn đã hoàn thành lệ phí
Quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!