T2, 08 / 2021 4:30 chiều | minhanhqn

Phần mô tả để làm rõ các thành phần, yếu tố tạo thành nhãn hiệu và ý nghĩa của nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn gửi gắm vào đó nếu có. Đây cũng là căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn trước đó. Do đó, nội dung về mô tả nhãn hiệu là nội dung quan trọng trong soạn đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, không ít cá nhân, tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu gặp khó khăn khi mô tả nhãn hiệu, soạn đơn đăng ký nhãn hiệu cũng như thực hiện các công việc cần thiết trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Tư v ấn Blue sẽ hướng dẫn quý khách cách mô tả nhãn hiệu chi tiết nhất để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Từ định nghĩa trên, nhãn hiệu được hiểu là tập hợp những dấu hiệu mắt thường có thể nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các tổ chức, cá nhân nhác nhau.

  1. Vì sao phải mô tả nhãn hiệu

Nhãn hiệu là yếu tố được dùng để phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân. Nên việc mô tả nhãn hiệu càng cần phải rõ ràng và phải được thể hiện một cách chính thức thông qua Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Việc mô tả nhãn hiệu chính là công cụ để chủ đơn đăng ký nhãn hiệu thể hiện nhận định của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu với nhãn hiệu mà mình nộp đơn đăng ký một cách chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua việc chỉ ra các yếu tố tạo thành nhãn hiệu như: Màu sắc; nội dung; ý nghĩa tổng thể…

Nội dung mô tả nhãn hiệu là một phần căn cứ quan trọng để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét nội dung trong suốt quá trình thẩm định nhãn hiệu. Mô tả nhãn hiệu đúng với mẫu nhãn hiệu đăng ký là một trong số yếu tố để đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ. Trường hợp nội dung mô tả nhãn hiệu của chủ đơn không phù hợp hoặc không khớp với nội dung thể hiện trên mẫu nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ có thể từ chối chấp nhận đơn hợp lệ với nhãn hiệu đó do đơn không hợp lệ về mặt hình thức.

  1. Cách mô tả nhãn hiệu

Để tiến hành mô tả nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ và Mẫu nhãn hiệu đăng ký để đối chiếu trong quá trình mô tả.

Cách mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký

Pháp luật không có tiêu chí hay quy định cụ thể nào về cách mô tả nhãn hiệu, yêu cầu về việc mô tả nhãn hiệu được quy định tại Khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Phần mô tả nhãn hiệu nằm ở phía tay phải của khung mẫu nhãn hiệu. Theo Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, những nội dung bắt buộc cần thể hiện trong nội dung mô tả bao gồm:

  • Phần mô tả màu sắc
  • Phần mô tả nhãn hiệu

Tuy pháp luật không có tiêu chí hay quy định cụ thể nào về cách mô tả nhãn hiệu nhưng dựa theo kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu cho các cá nhân, tổ chức của chúng tôi, phần mô tả nhãn hiệu cần cần làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu như:

– Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu:

Yếu tố cấu thành trong nhãn hiệu ở đây có thể gồm: Phần hình, phần chữ, hoặc sự kết hợp giữa phần hình và phần chữ; Tất cả các màu sắc được thể hiện trong nhãn hiệu; Đầy đủ các ký tự, chữ cái, ký hiệu xuất hiện trong mẫu nhãn hiệu. Khách hàng có thể mô tả như sau: Nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ; hay nhãn hiệu chỉ có phần chữ hoặc chỉ có phần hình.

Cần lưu ý, nên mô tả yếu tố chính của nhãn hiệu trước. Nếu nhãn hiệu yếu tố chính là phần hình sẽ mô tả phần hình trước; nếu yếu tố chính là phần chữ sẽ mô tả phần chữ trước. Việc mô tả phải đi vào từng chi tiết cấu tạo nên hình vẽ, cách mô tả tuân thủ một trong các nguyên tắc- Nhìn mẫu nhãn hiệu từ phía trên xuống phía dưới; Từ bên trái qua bên phải; Từ phía ngoài vào bên trong.

– Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa

Từ ngữ trong nhãn hiệu có thể là từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc những từ không có nghĩa. Nếu là từ nước ngoài, cần nói rõ là từ tiếng nước nào, có nghĩa tiếng Việt là gì. Các từ ngữ nếu không là tiếng Việt cần phải được dịch nghĩa tiếng Việt (nếu có nghĩa) và kèm theo phiên âm tương ứng.

Nếu là từ không có nghĩa, trong đơn đăng ký nhãn hiệu cần nói rõ là từ tự đặt và không có nghĩa.

– Mô tả dạng hình học của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ

Dạng hình học của các chữ, từ ngữ thường là yếu tố đặc biệt, tạo nên tính phân biệt trong nhãn hiệu. Theo đó, khi mô tả mẫu nhãn hiệu, cần nói rõ các chữ, từ ngữ đó có bố cục như thế nào, thiết kế theo dạng gì.

  1. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Tư vấn Blue

Tư vấn Blue cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu như sau:

– Giải đáp những thắc mắc về nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho quý khách;

– Hỗ trợ đánh giá khả năng bảo hộ với mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký;

– Hoàn thiện hồ sơ trong đó có đơn đăng ký nhãn hiệu gồm cả nội dung mô tả nhãn hiệu và nộp tại cơ quan nhà nước;

– Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận và bàn giao kết quả Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tới khách hàng theo thỏa thuận;

– Tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan  cho chủ sở hữu nhãn hiệu sau khi đăng ký.

Như vậy, mô tả nhãn hiệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc đơn đăng ký có được chấp nhận hợp lệ hay không. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu mà còn vấn đề không hiểu rõ cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số hotline 0989.347.858 hoặc 0911.999.029.

Bài viết cùng chuyên mục