Quý khách có nhu cầu đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình nhưng còn đắn đo không biết tác phẩm đấy có thuộc diện được đăng ký không và đăng ký như thế nào? Bài viết sau của Tư vấn Blue sẽ trả lời những câu hỏi trên cho quý khách.
- Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính do chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ đăng ký tại cơ quan chức năng để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình, việc đăng ký sở hữu trí tuệ rất quan trọng để chứng mình quyền sở hữu duy nhất cho sản phẩm của mình tại quốc gia đăng ký.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.
- Các hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ được phân loại dựa vào đối tượng đăng ký cụ thể như sau:
– Đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm: Đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp….
– Đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, bao gồm: Đăng ký bản quyền tác giả như phần mềm; tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm âm nhạc….
– Đăng ký sở hữu trí tuệ cho giống cây tròng và vật nuôi, bao gồm: Giống cây trồng mới, vật nuôi mới
- Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định. Bên cạnh đó, khi có được quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp, cá nhân có thể chuyển giao quyền đó cho người khác để thu lợi nhuận khi không còn nhu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ đó nữa, nói cách khác khi đăng ký sở hữu trí tuệ làm hữu hình hóa tài sản hữu hình một chút bằng cách tiến hành độc quyền sử dụng chúng là cơ sở duy nhất để bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ này.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay khi mà việc sao chép, đạo nhái các sản phẩm có giá trị diễn ra khá phổ biến, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Các sản phẩm hay giải pháp mới nào được đưa ra thị đều có thể trở thành mục tiêu của nhà sản xuất khác, các đối thủ cạnh tranh sao chép, học hỏi và phát triển khiến sản phẩm nguyên gốc gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng. Đôi khi chính người sáng tạo gốc sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường mà không thể đòi lại được tài sản sở hữu trí tuệ của mình do không độc quyền sở hữu tài sản đó.
- Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được nộp tại 03 cơ quan đăng ký phụ thuộc vào từng đối tượng sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ. Đây là cơ quan đăng ký Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp.
Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, tiếp nhận đơn đăng ký các tác phẩm bản quyền như tác phẩm viết, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đơn đăng ký các tác phẩm thuộc quyền liên quan như các bản ghi âm, ghi hình, quyền phát sóng.
Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với đối tượng là giống cây trồng mới.