T2, 09 / 2020 5:09 chiều | minhanhqn

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mình để phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn cho quý khách về các trường hợp cần tăng, giảm vốn điều lệ.

Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp tại Quy Nhơn

Thay đổi vốn điều lệ có hai hình thức chính là tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ

  1. Trường hợp tăng vốn điều lệ

Các hình thức tăng vốn điều lệ:

  • Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc chủ sở hữu công ty huy động thêm vốn của người khác (Khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp).
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tăng vốn góp của công ty hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới (Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp)
  • Công ty cổ phần: Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần, bao gồm chào bán cho các cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần ra công chúng (Điều 122 Luật Doanh nghiệp).
  1. Trường hợp giảm vốn điều lệ
  • Công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp sau:

– Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khaonr nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi thực hiện góp vốn thành lập công ty

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Theo khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được giảm vốn điều lệ theo một trong các hình thức sau:

– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này;

– Vốn điều lệ không được các thành viên công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi thực hiện góp vốn thành lập công ty theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp.

  • Công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể thực hiện giảm vốn điều lệ theo các hình thức sau:

– Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn:

– Giảm vốn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông:

– Giảm vốn do công ty mua lại số cổ phần đã phát hành

+ Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải đáp ứng các yêu cầu: Yêu cầu phải được lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng thông qua nghị quyết về các vẫn đề trên.

Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng (Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2014)

+ Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp:

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
  2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
  3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.”

Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vố pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

Trên đây là các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hy vọng có thể giúp quý khách lựa chọn thay đổi phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục