T4, 09 / 2021 4:42 chiều | minhanhqn

Vốn điều lệ có thể được tăng, giảm tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Việc tăng, giảm vốn bên cạnh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp còn có thể ảnh hưởng đến các mặt khác của công ty.  Vậy việc tăng vốn điều lệ sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp, hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm

Tăng vốn điều lệ công ty có ảnh hưởng gì?
  1. Vốn điều lệ công ty là gì?

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu của công ty đã góp hay cam kết góp khi thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hay là tổng mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc là được đăng ký mua khi thành lập đối với công ty cổ phần.

Các hình thức tăng vốn điều lệ:

Đối với công ty cổ phần:

– Chào bán cổ phần cho những cổ đông hiện hữu;

– Chào bán cổ phần ra công chúng;

– Hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ.

Đối với Công ty TNHH một  thành viên

– Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn vào công ty;

– Huy động thêm vốn góp từ người mới và chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Chuyển thành loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần để thực hiện phát hành và chào bán cổ phần;

– Huy động thêm trái phiếu.

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên

– Tăng vốn góp từ các thành viên góp vốn;

– Tiếp nhận thêm các thành viên mới;

– Huy động thêm trái phiếu cho công ty;

– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần để thực hiện phát hành và chào bán cổ phần.

Đối với Công ty hợp danh:

– Thành viên hợp danh tăng vốn góp của mình;

– Tiếp nhận thêm các thành viên hợp danh hoặc là thành viên góp vốn mới.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân thực hiện góp thêm vốn.

  1. Ảnh hưởng của việc tăng vốn điều lệ

2.1. Tác động tích cực

Giúp củng cố thêm tiềm lực tài chính, góp phần tạo cơ hội phát triển hơn trong quá trình hoạt động và hợp tác kinh doanh.

Vốn điều lệ được tăng lên còn cho thấy sự phát triển tồn tại bền vững và lớn mạnh của doanh nghiệp, từ đó củng cố thêm niềm tin của thành viên, cổ đông công ty, gia tăng thêm sự tín nhiệm của đối tác và được tăng hạn mức vay vốn tín nhiệm từ ngân hàng khi thực hiện vay vốn.

Việc tăng vốn điều lệ cũng rất quan trọng trong việc thêm nguồn vốn để mở rộng thị trường kinh doanh hoặc bổ sung ngành nghề của công ty. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải đạt được số vốn nhất định mà pháp luật yêu cầu mới có thể thực hiện kinh doanh ngành nghề đó. Trường hợp số vốn điều lệ mà công ty đăng ký không đáp ứng được số vốn pháp định, công ty cần làm thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty.

2.2. Những rủi ro khi tăng vốn điều lệ

Việc phát hành chứng khoán có thể sẽ gặp rủi ro sụt giảm trong thị trường chứng khoán đối với công ty cổ phần.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp được tăng lên bởi vì trách nhiệm đó sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà các thành viên góp vào.

Tăng mức lệ phí môn bài phải đóng hằng năm. Theo quy định, Lệ phí môn bài có 2 mức:

Vốn điều lệ dưới 10 tỉ: Đóng 2 triệu / 1 năm

Vốn điều lệ trên 10 tỉ: Đóng 3 triệu / 1 năm.

Nếu công ty thay đổi vốn điều lệ từ dưới 10 tỉ lên trên 10 tỉ thì sẽ cần đóng thêm 1 triệu tiền lệ phí môn bài. Tuy nhiên, vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.

Như vậy, việc tăng vốn điều lệ có thể ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể tăng thêm rủi ro cho công ty. Doanh nghiệp nên cân nhắc mức vốn điều lệ trong tầm kiểm soát để đủ kinh phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có phương án phòng rủi ro trong trường hợp hoạt động không hiệu quả.

  1. Công ty nên tăng vốn điều lệ lúc nào?

Doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau:

+ Khi công ty tiếp nhận thêm số vốn góp từ thành viên mới.

+ Khi thực hiện tăng vốn góp từ thành viên hiện tại.

(Căn cứ Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020)

Trong trường hợp khi tăng vốn góp từ thành viên thì mức vốn góp đã tăng thêm sẽ được thực hiện phân chia dựa vào tỷ lệ vốn góp của thành viên. Nếu thành viên nào không có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện chuyển nhượng về quyền góp thêm của chính mình cho người khác.

Khi thành viên không đồng ý quyết định tăng vốn điều lệ thì có thể không thực hiện góp thêm vốn. Đối với trường hợp này thì phần vốn dự định góp thêm của thành viên đó sẽ được phân chia cho những thành viên còn lại căn cứ vào tỉ lệ tương ứng của các thành viên này trừ khi có thỏa thuận khác giữa các thành viên.

Bài viết cùng chuyên mục