T5, 03 / 2021 5:12 chiều | minhanhqn

Tùy theo loại hình công ty, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ khác nhau để thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh lên Sở kế hoạch và đầu tư. Với loại hình công ty TNHH 1 thành viên hồ sơ phải có đầy đủ thông báo thay đổi, quyết định của chủ sở hữu. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài thông báo thay đổi cần có quyết định, biên bản họp của hội đồng thành viên. Công ty cổ phần cần có thêm quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị/ Đại hội đồng cổ đông của công ty. Ngoài ra, phụ thuộc vào nội dung đăng ký thay đổi mà doanh nghiệp cần chú ý những nội dung sau:

Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh tại An Nhơn
  1. Lưu ý khi thay đổi tên doanh nghiệp

Dựa vào thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường mà không ít các doanh nghiệp muốn thay đổi tên khác phù hợp. Việc thay đổi tên doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, Các giấy phép khác…

  1. Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định cụ thể. Ngoài ra, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại chung cư có chức năng để ở. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ liên hệ với doanh nghiệp bằng giấy tờ, công văn qua địa chỉ trụ sở chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng tránh gây ảnh hưởng tới việc liên lạc với cơ quan nhà nướcđể tránh bị khóa mã số thuế.

Nếu doanh nghiệp muốn chuyển trụ sở chính khác quận phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế hiện tại. Sau khi có kết quả xác nhận nghĩa vụ thuế của chi Cục thuế cũ, doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi thay đổi địa chỉ doanh nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng,…

  1. Lưu ý khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi doanh nghiệp muốn thay đổi nghề kinh doanh đã đăng ký cần thực hiện thủ tục thay đổi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy xác nhận thay đổi thể hiện danh mục ngành nghề mới. Doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi theo đúng pháp luật.

Các ngành nghề mới cần đăng ký đúng mã cấp 4 trong bẳng mã ngành nghề Việt Nam theo Quyết đinh 27/2018 của Bộ KHĐT, đồng thời nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần áp dụng luật chuyên ngành để thực hiện việc bổ sung đăng ký.

  1. Lưu ý khi tăng, giảm vốn điều lệ

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 các doanh nghiệp được giảm vốn khi đáp ứng điều kiện và chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm đang sở hữu. Ngoài ra, các doanh nghiệp được phép tăng vốn theo nhu cầu và phải thông báo thay đổi Đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày góp vốn.

Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tố ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu.

  1. Lưu ý khi Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện.

Lưu ý:

  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật cũ đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp không được thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  • Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì cũng không thể đăng ký làm người đại diện pháp luật mới của doanh nghiệp.
  • Cá nhân từng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì cũng không được làm người đại diện pháp luật mới cho công ty.
  • Người đại diện là người đi thuê công ty cần lưu giữHợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm với người đại diện mới.
  • Trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong điều lệ doanh nghiệp.
  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi chữ ký số, đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng, thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm và các giấy phép của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung cần chú ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Bài viết cùng chuyên mục