Các công ty có nhu cầu hợp lại để mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh thường lựa chọn phương thức hợp nhất doanh nghiệp. Việc hợp nhất doanh nghiệp yêu cầu các thủ tục khá phức tạp mà nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ. Bài viết sau đây của Tư vấn Blue sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách về thủ tục hợp nhất doanh nghiêp và các vấn đề liên quan.
- Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
Bước 1: Thông qua hợp đồng hợp nhất
Công ty chuẩn bị hợp đồng hợp nhất:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất;
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất;
– Thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động;
– Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;
– Thời hạn thực hiện hợp nhất;
– Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất họp và thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp nhất và bầu các chức danh trong công ty.
Quyết định hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Dự thảo điều lệ công ty
– Danh sách thành viên sáng lập/ cổ đông sáng lập
– Hồ sơ hợp nhất
– Hợp đồng hợp nhất
– Biên bản cuộc họp về việc hợp nhất công ty
– Quyết định về việc hợp nhất công ty
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế của các doanh nghiệp hợp nhất
– Giấy ủy quyền cho người khác làm thủ tục (nếu có)
Bước 3: Đăng ký doanh nghiệp cho công ty mới
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 – 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất.
Khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Một số lưu ý khi hợp nhất doanh nghiệp
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Công ty có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan bị cấm không được thực hiện hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác
Khi đã nhận được giấy đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư quý khách cần thực hiện thủ tục khắc con dấu và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho công ty hợp nhất.
Quý khách hàng quan tâm đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các thủ tục cũng như chi phí cần thiết.