T5, 01 / 2021 5:01 chiều | minhanhqn

Sau một thời gian hoạt động, vì một số lý do nào đó mà công ty muốn chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện. Tư vấn Blue  với đội ngũ chuyên viên tư vấn sẽ giúp quý vị hiểu và nắm rõ các vấn đề về hồ sơ,  thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.

Dịch vụ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện tại Tây Sơn
  1. Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ khoản 2 điều 45 luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện (VPĐD)là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

  1. Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Bước 1: Nộp hồ sơ khóa mã số thuế văn phòng đại diện.

Trước tiên, doanh nghiệp cần làm thủ tục đóng mã số thuế văn phòng đại diện tại Chi cục thuế quản lý của văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm :

  • Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế – mẫu 24/ĐK-TCT theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Quyết định giải thể văn phòng đại diện.
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đại diện.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (bản sao).
  • Giấy đăng ký mã số thuế bản chính ( nếu có).

Bước 2: Làm thủ tục trả dấu hoặc làm xác nhận không sử dụng dấu (nếu có)

– Trong trường hợp văn phòng đại diện được thành lập trước ngày 01/07/2015 thì cần nộp hồ sơ trả dấu/xác nhận không sử dụng dấu tại cơ quan công an. Hồ sơ gồm có :

  • Văn bản xin trả dấu/xác nhận không sử dụng dấu.
  • Quyết định giải thể văn phòng đại diện.
  • Con dấu và giấy đăng ký mẫu con dấu bản chính ( trường hợp trả con dấu).

Bước 3: Nộp Hồ sơ chấm dứt Văn phòng đại diện của Công ty

Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện.

– Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh); Hội đồng quản trị (nếu là công ty cổ phần); chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

– Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể văn phòng đại diện, (nếu trụ sở Văn phòng đại diện ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp);

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu Văn phòng đại diện (đối với trường hợp chưa khắc dấu);

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp;

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng trên cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 5: Nộp bản giấy hồ sơ, nộp lệ phí và nhận kết quả tại Sở kế hoạc và đầu tư tỉnh Bình Định

Quý khách có nhu cầu chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ uy tín, giá cả phải chăng của chúng tôi

Bài viết cùng chuyên mục