T5, 05 / 2021 5:05 chiều | minhanhqn

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn thấp danh cho các cá nhân, hộ gia đinh. Sau một thời gian hoạt động, các hộ kinh doanh có nhu cầu phát triển hay muốn có tư cách pháp nhân, xuất hóa đơn… nên chuyển đổi lên doanh nghiệp. Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp, quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
  1. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Tùy vào loại hình doanh nghiệp muốn chuyển đổi, hộ kinh doanh cần chuẩn bị các giấy tờ tương ứng như sau:

+ Hồ sơ chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

+Hồ sơ chuyển đổi thành công ty hợp danh:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  1. Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp cần chuyển đổi và nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định

Bước 2 : Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 3 : Đến ngày hẹn trả kết quả, quý khách đến Phòng đăng ký kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4 : Khắc dấu doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục sau thành lập như treo biển công ty, mua chữ ký, kê khai thuế, mua hóa đơn,…

  1. Lưu ý khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

3.1. Hộ kinh doanh cần phải có mã số thuế mới có thể chuyển đổi lên doanh nghiệp. Khi thực hiện thủ tục chuyển đổi, quý khách cần nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế lên Sở kế hoạch và đầu tư.

3.2. Cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 1 Công văn số: 786/TCT-KK hướng dẫn một số nội dung khi doanh nghiệp chuyển lên hộ kinh doanh như sau:

“a) Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực (bao gồm toàn bộ mã số thuế 10 số của hộ kinh doanh và các mã số thuế 13 số địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh trên toàn quốc); mã số thuế của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực vẫn được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.”

Như vậy, sau khi chuyển đổi lên doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế mới và mã sô thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực. Mã số doanh nghiệp mới của hộ kinh doanh cũng chính là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

3.3. Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng

Để có thể vay vốn tại ngân hàng, khách hàng phải là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp khá phức tạp đòi hỏi nhiều hồ sơ, thủ tục. Để có thể thực hiện việc chuyển đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng, quý khách hãy liên hệ với Tư vấn Blue để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết cùng chuyên mục