T3, 02 / 2021 5:10 chiều | minhanhqn

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn thấp danh cho các cá nhân, hộ gia đinh. Sau thời gian hoạt động, chủ hộ kinh doanh cần chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Vậy muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp thì phải làm như thế nào ? Hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển đổi ra sao?

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể tại Vĩnh Thạnh lên công ty
  1. Hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp có ưu, nhược điểm gì?

– Ưu điểm:

+ Được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm

+ Tự do mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trên toàn quốc

+ Không giới hạn số thành viên/ cổ đông cùng góp vốn tham gia thành lập

+ Được điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

+ Được hỗ trợ vay vốn doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất

+ Không giới hạn số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Do đó, nếu muốn mở rộng kinh doanh, thuê nhiều lao động hơn hộ kinh doanh nên chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng người lao động trong DN.

+ Hộ kinh doanh chuyển sang DN còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh thua lỗ được áp dụng quy định của Luật Phá sản…

+ Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 20/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; DN (trừ DN tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

– Nhược điểm:

+ Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh phức tạp hơn

+ Chi phí cao do phải đóng nhiều khoản thuế (Thuế môn bài, Thuế TNDN, TNCN)

+ Phải đăng ký bảo hiểm cho lao động khi làm việc tại doanh nghiệp

+ Phải báo cáo thuế định kỳ hằng quý, hằng năm

  1. Hồ sơ chuyển đổi

Quý khách cần nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Định. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bản chính

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên: Hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền. Và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền.

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân.

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Văn bản ủy quyền (nếu có)

  1. Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên công ty
  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã liệt kê trên và nộp bộ hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Định
  • Bước 2: Trong vòng 3 -5 ngày làm việc, sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
  • Bước 3: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bước 4: Công ty tiến hành các thủ tục sau thành lập: treo biển công ty, khắc dấu, mua chữ ký số để thực hiện kê khai thuế.
  • Bước 5: Trong vòng 03-05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gởi 1 bộ hồ sơ bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao) + giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể (bản chính). Đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở để chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.

Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty tư vấn Blue để được giải đáp và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá cả phải chăng

Bài viết cùng chuyên mục