T7, 10 / 2020 10:15 sáng | minhanhqn

Trong quá trình kinh doanh, nhà đầu tư có thể lựa chon mở rộng, thu hẹp quy mô và hình thức kinh doanh hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng kinh doanh của họ ở từng giai đoạn kinh doanh khác nhau. Khi đó, các doanh nghiệp cần thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp. Vậy tổ chức lại doanh nghiệp là gì, gồm những phương thức nào? Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho quý khách những vấn đề nêu trên.

Tổ chức lại doanh nghiệp tại Hoài Ân
  1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức lại doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình của doanh nghiệp theo quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) nhằm phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

Doanh nghiệp tổ chức lại khi:

– Có sự thay đổi trong hiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;

– Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi;

– Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn;

– Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu;

– Nâng cao năng lực cạnh tranh…..

  1. Phương thức tổ chức lại doanh nghiệp

Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp  được quy định từ Điều 192 đến Điều 199 Luật doanh nghiệp 2014 bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2.1. Chia doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

– Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

– Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

2.2. Tách doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

2.3. Hợp nhất doanh nghiệp

Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

2.4. Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình theo các phương thức sau:

– Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần;

– Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

  1. Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp

– Tổ chức lại được diễn ra nhằm mục tiêu tái cơ cấu, hoàn thiện lại doanh nghiệp để việc kinh doanh đạt hiệu quả nhất, đồng thời tìm kiếm những điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

– Giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa chủ đầu tư doanh nghiệp (trong trường hợp chia, tách), tránh doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản (khi áp dụng hợp nhất, sáp nhập)

– Giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động doanh nghiệp khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (khi áp dụng biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)

Quý khách có nhu cầu chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp của mình hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tổ chức lại doanh nghiệp uy tín của chúng tôi.

Bài viết cùng chuyên mục