Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể có nhu cầu thay đổi tên công ty. Tên công ty gắn liền với các sản phẩm mà công ty cung cấp, sản xuất, phân phối trên thị trường. Vì vậy, khi có sự thay đổi tên thì đồng nghĩa với việc phải thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục ghi nhận sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên chủ văn bằng bảo hộ;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên (bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định đổi tên; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định sửa đổi, đăng bạ theo quy định.
Thời gian sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong khoảng thời gian tư 01-03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Quy trình thực hiện thủ tục
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ như đã nêu ở trên, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Thời gian xử lý đơn yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN là 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn
Sau khi kết thúc thời hạn xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật, nếu yêu cầu sửa đổi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, người nộp đơn đến lấy kết quả là Thông báo ghi nhận những thông tin sửa đổi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Doanh nghiệp cần lưu ý, chỉ có thể sửa đổi đơn trong khoảng thời gian trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ (Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ).
4. Dịch vụ của Tư vấn Blue
Quý khách hàng có thể liên hệ Tư vấn Blue để được sử dụng các dịch vụ về:
- Tư vấn về thủ tục sửa đổi văn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ;
- Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi tiến trình đăng ký sửa đổi văn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc sửa đổi văn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình sửa đổi văn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu