T5, 08 / 2020 5:17 chiều | minhanhqn

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể có nhu cầu thay đổi các thông tin về tên công ty, thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi vốn công ty, thay đổi thành viên/cổ đông công ty… Việc thay đổi đăng ký kinh doanh là khá phức tạp với các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách một số vấn đề liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh nhằm giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Những trường hợp cần phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh lên Sở Kế hoạch và đầu tư:

  1. Thay đổi tên công ty;
  2. Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty
  3. Thay đổi trụ sở chính của công ty;
  4. Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  5. Thay đổi thông tin về số điện thoại, số fax; email, website công ty;
  6. Thay đổi vốn điều lệ công ty (tăng, giảm vốn điều lệ);
  7. Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên;
  8. Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài: Thay đổi cổ đông là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông nước ngoài; thay đổi thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông là người nước ngoài;
  9. Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty; Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty (bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh thư/thẻ căn cước/số hộ chiếu; thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật);
  10. Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: bao gồm chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).
  11. Thay đổi thông tin đăng ký thuế: người phụ trách kế toán; thông tin địa chỉ nhận thông báo thuế; tài khoản ngân hàng, phương pháp tính thuế,…

Những trường hợp không phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh:

  1. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập;
  2. Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định).
Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Thạnh

Việc thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm thay đổi nhiều thông tin như thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật, thay đổi vốn, ngành nghề kinh doanh của công ty… Tuy nhiên, theo quy định của Luât doanh nghiệp 2014, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ thể hiện các nội dung về:

  1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
  2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
  4. Vốn điều lệ.

Vì vậy, khi thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ cần sửa đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi về các nội dung: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp, vốn điều lệ và thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý khi thay đổi tên doanh nghiệp

Khi đặt tên mới, công ty cần lưu ý không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt).

Quý khách cần chú ý việc thay đổi tên công ty đi kèm với các thay đổi về con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, đến ngân hàng, bảo hiểm, thông báo đến đối tác, thay đổi giấy phép con,…

Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng tránh gây ảnh hưởng tới việc liên lạc với khách hàng, đối tác và với cơ quan nhà nước. Cần lưu ý địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại chung cư có chức năng để ở vì những căn hộ này không có chức năng kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp muốn chuyển trụ sở chính khác quận, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế hiện tại. Sau khi có kết quả xác nhận nghĩa vụ thuế của chi Cục thuế cũ, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi thay đổi địa chỉ, doanh nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan để ghi nhận địa chỉ mới nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng,…

Việc thay đổi địa chỉ cũng làm phát sinh thêm thủ tục đăng ký lại con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.

Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện. Ngoài ra, luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty không được đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác để phù hợp với nhu cầu thuê giám đốc, tổng giám đốc của các doanh nghiệp hiện nay.
  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng, thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm; thay đổi giấy phép con…
  • Khi thay đổi người đại diện có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới cần lưu ý thủ tục kê khai thế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

Lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ:

Việc công ty lựa chọn tăng hay giảm vốn điều lệ cần quan tâm đến tố ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp vì ngành nghề kinh doanh có liên quan đến mức vốn pháp định (ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu).

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 các doanh nghiệp được giảm vốn khi đáp ứng điều kiện và chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm đang sở hữu.

Các doanh nghiệp được phép tăng vốn theo nhu cầu và phải thông báo thay đổi Đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày góp vốn. Khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp lưu ý thủ tục góp vốn bằng chuyển khoản nếu thành viên, cổ đông công ty là pháp nhân, đối với cá nhân có thể thực hiện góp vốn qua tài khoản nhưng không bắt buộc.

Cần lưu ý vốn điều lệ công ty liên quan đến việc nộp thuế môn bài hàng năm của công ty. Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp thì năm kế tiếp doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài theo mức vốn mới:

  •  2.000.000 VND/năm với công ty đăng ký vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng
  •  3.000.000 VND/năm nếu công ty đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng.

Do đó, khi tăng vốn điều lệ công ty doanh nghiệp cần lưu ý nộp bổ sung thuế môn bài hàng năm.

Quý khách vui lòng liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục