T4, 08 / 2020 5:20 chiều | minhanhqn

Vốn điều lệ là một trong những thông tin hiển thị trên Giấy phép đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì và nó có vai trò gì đối với một công ty? Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ chia sẻ với quý khách về vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tìm hiểu về vốn điều lệ khi thành lập công ty tại Phù Mỹ
  • Vốn điều lệ là gì ?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, vốn điều lệ là:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn điều lệ sẽ được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ chính là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, cũng là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như với doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp dựa trên vốn điều lệ  làm cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2014:

“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh Nghiệp 2014:

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
  2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
  • Vốn điều lệ của công ty Cổ phần

Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định về  vốn công ty cổ phần:

  1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
  3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
  4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
  • Các loại tài sản hình thành vốn điều lệ:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 tài sản được dùng để góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

  • Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty

Pháp luật hiện nay không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp có thể quyết định vốn điều lệ tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, mục đích hoạt động của công ty, quy mô hoạt động của công ty và yêu cầu của đối tác… Đối với công ty đăng ký ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ công ty không được thấp hơn mức vốn pháp định này

  • Yêu cầu về vốn pháp định đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng

Bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi

Dịch vụ bảo vệ: 1.000.000 USD

Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng…

Khi công ty đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đảm bảo số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của pháp luật (vốn pháp định).

  • Chứng minh vốn điều lệ

Thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau ngày này nếu các thành viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp.

Doanh nghiệp có thể tự quyết định vốn điều lệ tùy vào khả năng kinh tế, mục đích hoạt động của công ty… mà không cần phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lựa chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao so với năng lực tài chính thực sự của thành viên. Nếu số vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính, không tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Và doanh nghiệp đồng thời cũng không tạo được “niềm tin” cho ngân hàng để được vay số vốn vượt ngoài khả năng, vượt ngoài vốn điều lệ khi doanh nghiệp cần nguồn vốn hỗ trợ. Còn nếu doanh nghiệp để vốn điều lệ quá cao khi bị phá sản, giải thể hay vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng số vốn mà mình đã đăng ký.

Hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí về vốn điều lệ của doanh nghiệp!

Bài viết cùng chuyên mục